Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 KNTT bài 2: Các quy tắc an toàn trong bài thực hành vật lí

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Vật lí 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 2: Các quy tắc an toàn trong bài thực hành vật lí. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI TIẾT HỌC MÔN VẬT LÍ NGÀY HÔM NAY

BÀI 2: CÁC QUY TẮC AN TOÀN TRONG BÀI THỰC HÀNH VẬT LÍ

NỘI DUNG BÀI HỌC

An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lí

Quy tắc an toàn trong phòng thực hành

  1. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
  2. Sử dụng các thiết bị điện

?1. Chức năng của hai thiết bị là gì, chúng giống hay khác nhau?

Trả lời

  • Hình a:

Máy biến áp có chức năng biến đổi điện áp đầu AC vào ( thường dùng điện áp 220V, được ghi ở mặt sau của máy) thành nguồn điện AC hoặc DC có điện áp có thể thay đổi từ 3V đến 24V  Giúp chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) đúng với giá trị mong muốn.

  • Hình b : 

Bộ chuyển đổi điện giúp chuyển đổi điện áp AC đầu vào từ 220-240V thành điện áp AC 12V ở đầu ra.

?2. Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào bao nhiêu?

Trả lời

Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào: 220-240V

?3. Các hiệu điện thế đầu ra như thế nào?

Trả lời

Các hiệu điện thế đầu ra: 12V với cường độ dòng điện là 1670 mA.

?4. Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị chuyển đổi điện áp này.

Trả lời

Những nguy cơ: Khi sử dụng thiết bị , nếu điện áp đầu vào quá cao sẽ gây chập cháy, hư hỏng thiết bị.

  1. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.2 và cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Trong khí tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý đến điều gì?

Trả lời

-  Thiết bị thí nghiệm trong hình 2.2 được làm bằng thủy tinh dễ nứt vỡ.

-  Khi tiến hành thí nghiệm cần kiểm tra xem thiết bị có bị nứt, vỡ không.

-  Với đèn cồn cần tránh làm đổ, vỡ và gây cháy.

- Tránh để bình cạn nước, nhiệt độ cao có thể làm nứt vỡ các dụng cụ.

  1. Sử dụng các thiết bị quang học

Cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?

Trả lời

- Các thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.3 này rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ, và dễ bám bụi bẩn.

-  Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến: Cầm dụng cụ nhẹ nhàng, thường xuyên lau chùi sạch bụi. Trước khi làm thí nghiệm cần kiểm tra thiết bị có bị nứt vỡ, xước mốc hay không.

Kết luận:

Để đảm bảo an toàn trong khi thực hành thí nghiệm thì ta cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nhận biết các đặc điểm của từng thiết bị để và sử dụng đúng cách.

  1. NGUY CƠ MẤT AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
  2. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

?1. Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong hình 2.4 và dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí.

Trả lời

  • Hình a: Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện sẽ bị điện giật.
  • Hình b: Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện thì có thể làm dây điện bị đứt, dẫn đến nguy cơ bị điện giật.
  • Hình c: Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ nếu dây điện bị hở rất dễ bị giật điện.
  • Hình d: Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây tổn thương cho mắt.
  • Hình e: Đun nước trên đèn cồn: để lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn có thể nứt vỡ cốc

?2. Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.

Trả lời

  • Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo.
  • Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
  • Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn.
  • Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
  • Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện.

Kết luận: Việc thực hiện sai thao tác sử dụng thiết bị điện có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành và sự hướng dẫn của giáo viên.

  1. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

?1. Giới hạn đo của ampe kế trong hình 2.5 là bao nhiêu?

Trả lời

Giới hạn của ampe kế trong hình 2.5 là: 3A.

?2. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

Trả lời

Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ: Ampe kế có thể bị chập cháy gây nguy hiểm cho người sử dụng (bị điện giật hoặc cháy bỏng).

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 KNTT bài 2: Các quy tắc an toàn trong bài thực hành vật lí

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Vật lí 10 Kết nối, giáo án điện tử Vật lí 10 KNTT bài 2: Các quy tắc an toàn trong, giáo án trình chiếu Vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong

 

Bài giảng điện tử Vật lí 10 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay