Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 KNTT bài 10: Sự rơi tự do (1 tiết)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Vật lí 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 10: Sự rơi tự do (1 tiết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

Tại sao chiếc búa và chiếc lông chim lại có thể rơi xuống như nhau khi được thả, mặc dù chiếc lông chim nhẹ hơn chiếc búa rất nhiều lần?

BÀI 10: SỰ RƠI TỰ DO
(1 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

            Sự rơi trong không khí

Sự rơi tự do

  1. Sự rơi trong không khí

Tìm hiểu nội dung trong mục I và trả lời câu hỏi:

Em có đồng ý với quan điểm cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không?

Em không đồng ý với quan điểm cho rằng rơi nhanh hay chậm là do vật nặng hay nhẹ.

Vì:

  • Nếu quan điểm trên đúng thì 2 vật có khối lượng bằng nhau sẽ rơi xuống và chạm mặt đất cùng lúc.
  • Nhưng khi em thử nghiệm với 2 tờ giấy A4 có cùng kích thước, khối lượng. Một tờ giấy em vo tròn lại, và 1 tờ giấy em để phẳng và cùng thả rơi xuống mặt đất cùng lúc thì tờ giấy được vo tròn sẽ chạm đất trước.

→ Như vậy mâu thuẫn với quan điểm trên.

Lần lượt thực hiện 3 thí nghiệm trong SGK trang 44 để quan sát và từ đó đánh giá cho câu hỏi ở trên.

TN1: Thả rơi 1 viên bi và một chiếc lá

TN2: Thả hai tờ giấy giống nhau, nhưng một tờ được vo tròn, một tờ được để nguyên.

TN3: Thả rơi hai viên bi có cùng kích thước, một bằng sắt và 1 bằng thủy tinh.

Thảo luận, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 14 SGK.

Trong TN1, tại sao quả bóng rơi nhanh hơn chiếc lá?

Trong TN2, hai tờ giấy giống nhau, nặng như nhau, tại sao tờ giấy vo tròn lại rơi nhanh hơn?

Trong TN3, trọng lượng bi sắt lớn hơn bi thủy tinh, tại sao hai viên bi rơi nhanh như nhau?

TN1, vì lực cản tác dụng lên quả bóng không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên nó, còn lực cản tác dụng lên chiếc lá thì đáng kể so với trọng lực tác dụng lên nó.

Quả bóng rơi nhanh hơn chiếc lá.

TN2, vì tờ giấy phẳng chịu tác dụng lực cản của không khí lớn hơn

Rơi chậm hơn.

TN3, vì lực cản của không khí tác dụng lên hai viên bi đều không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên chúng

Rơi nhanh như nhau.

Quan sát thí nghiệm của Newton với ống hút chân không và cho biết: Theo em, nếu loại bỏ được sức cản của không khí, các vật sẽ rơi như thế nào?

KẾT LUẬN

Sự rơi nhanh hay chậm của vật phụ thuộc vào độ lớn của lực cản không khí tác dụng lên vật.

Trong chân không, mọi vật rơi như nhau.

  1. Sự rơi tự do
  2. Sự rơi tự do

Đọc mục 1 SGK và cho biết: Sự rơi tự do là gì?

Khái niệm: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

Trong các chuyển động sau, chuyển động nào được coi là rơi tự do? Tại sao?

  1. Đặc điểm chuyển động rơi tự do
  2. Phương và chiều của chuyển động tự do

Hoạt động theo nhóm, thảo luận để tìm hiểu phương và chiều của chuyển động rơi tự do:

  • Thực hiện thí nghiệm 10.2 để kiểm tra phương và chiều của sự rơi tự do.

Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 KNTT bài 10: Sự rơi tự do (1 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Vật lí 10 Kết nối, giáo án điện tử Vật lí 10 KNTT bài 10: Sự rơi tự do (1 tiết), giáo án trình chiếu Vật lí 10 kết nối bài 10: Sự rơi tự do (1 tiết)

 

Bài giảng điện tử Vật lí 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay