A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Sự tham gia lãnh đạo của tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng, quyết định chiến thắng của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến?
A. Quý tộc cũ
B. Nông dân
C. Quý tộc mới
D. Công nhân
Câu 2. Vì sao việc phát minh ra máy hơi nước được coi là thành tựu tiêu biểu nhất?
A. Vì máy hơi nước giúp nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước
B. Vì đây là thiết bị tiên tiến nhất lúc bấy giờ
C. Vì giúp tăng sức lao động
D. Vì giúp nền công nghiệp Anh khẳng định vị thế với thế giới
Câu 3. Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn nào phát triển gay gắt?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với quan lại
C. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nô lệ
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền
Câu 4. Đầu thế kỉ XVI, trong lúc tình hình đất nước bất ổn, ai đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành?
A. Mạc Đăng Dung
B. Lê Thánh Tông
C. Nguyễn Huệ
D. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 5. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, Đại Việt đã thực hiện quá trình khai phá ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi phía Bắc.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động dưới thời các chúa Nguyễn trong việc xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm.
B. Khai thác các sản vật trên biển như tôm, cá, ốc.
C. Xây dựng đài tưởng niệm để tri ân đội Hoàng Sa.
D. Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động.
Câu 7. Đâu không phải nguyên nhân thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến là?
A. Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân
B. Sản xuất nông nghiệp đình đốn, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra; thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn
C. Đời sống nhân dân cơ cực
D. Giành lấy chính quyền
Câu 8. Từ năm 1771 đến năm 1789, phong trào Tây Sơn đã giành được những thắng lợi tiêu biểu nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê, đánh đuổi quân Xiêm và đại phá quân Thanh.
B. Lật đổ chính quyền phong kiến Đảng Trong và Đàng Ngoài, đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.
C. Xoá bỏ chính quyền của chúa Nguyễn, đại phá quân Mông – Nguyên và lật đổ chính quyền họ Trịnh.
D. Đánh đuổi quân Minh và quân Xiêm, quân Thanh, xoá bỏ chính quyền vua Lê — chúa Trịnh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5đ) Dấu vết còn lại của thành nhà Mạc ở Lạng Sơn gợi lại cho chúng ta một giai đoạn được bắt đầu với sự xuất hiện của Vương triều Mạc. Vậy, nhà Mạc đã ra đời như thế nào? Vì sao xung đột Nam - Bắc triều, lại bùng nổ?
Câu 2. (1đ) Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần đầu tiên được thư thi vào thời gian nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. (0,5đ) Trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 là một trong các trận thủy chiến mang lại chiến thắng lừng lẫy trên sông nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hãy cho biết nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong trận đánh này.
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 (LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | A | A | A | B | C | D | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | - Sự ra đời của nhà Mạc: + Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng. + Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành. + Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều). |
0,75
|
- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều: + Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều) + Từ 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An. |
0,75 | |
Câu 2 (1 điểm) | - Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa. - Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. | 0,5đ |
- Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII. => Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay. | 0,5đ | |
Câu 3 (0,5 điểm) | * Trận đánh Rạch Gầm Xoài Mút là một ví dụ tiêu biểu về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ: + Chuẩn bị nghi binh: Trước khi trận đánh diễn ra, Nguyễn Huệ đã đưa nghi binh (quân đội) của mình vào trận địa và chuẩn bị kỹ càng. Điều này thể hiện khả năng lãnh đạo và tổ chức của ông trong việc tập hợp lực lượng và đặt chúng vào vị trí chiến đấu hợp lý. + Tận dụng địa hình và sông nước: Nguyễn Huệ đã khai thác tốt địa hình và sông nước trong trận đánh. Rạch Gầm Xoài Mút có đặc điểm là vùng đất ngập nước và có mạng lưới sông rạch chằng chịt. Ông đã tận dụng vị trí này để thiết lập hệ thống mai phục, giúp quân đội của mình có lợi thế trong chiến thuật. + Đánh nhanh, tiêu diệt gọn: Trong trận đánh này, Nguyễn Huệ đã sử dụng chiến thuật đánh nhanh và tiêu diệt gọn lẹ. Quân đội của ông tấn công mạnh mẽ và bất ngờ, tạo ra áp lực lớn đối với đối phương. Sự tập trung và sử dụng linh hoạt lực lượng đã giúp ông nhanh chóng áp đảo kẻ thù và đánh bại chúng. → Như vậy, nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong trận đánh Rạch Gầm Xoài Mút tập trung vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tận dụng hiệu quả địa hình và sự tập trung lực lượng để thực hiện chiến thuật đánh nhanh, tiêu diệt gọn. Điều này đã mang lại chiến thắng quyết định và ghi dấu ấn về khả năng lãnh đạo và chiến lược của ông. | 0,5đ |
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 (LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 0,25 |
2. Cách mạng công nghiệp |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 0,25 |
3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 0,25 |
4. Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
| 1 | 1 | 1,75 |
5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI - XVIII | 1 |
|
| 1 |
|
|
|
| 1 | 1 | 1,25 |
6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 0,25 |
7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 |
| 0,25 |
8. Phong trào Tây Sơn |
|
| 1 |
|
|
|
| 1 | 1 | 1 | 0,75 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 | 4 | 0 | 0 | 1 | 8 | 3 |
|
Điểm số | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ | 2,0 điểm 20 % | 1,5 điểm 15 % | 1,0 điểm 10 % | 0,5 điểm 5 % | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (VẬT LÍ) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu |
|
|
|
|
| |
Vận dụng | - Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản. |
| 1 |
| C1 | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
2. Cách mạng công nghiệp | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu |
|
|
|
|
| |
Vận dụng | - Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. |
| 1 |
| C2 | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu |
|
|
|
|
| |
Vận dụng | - Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
4. Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn | Nhận biết | - Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. - Nêu được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam - Bắc triều. | 1 | 1 | C1 | C4 |
Thông hiểu |
|
|
|
|
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI - XVIII | Nhận biết | - Trình bày được khái quát về quá trình khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVII. |
| 1 |
| C5 |
Thông hiểu | - Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn. | 1 |
| C2 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu |
|
|
|
|
| |
Vận dụng | - Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII. |
| 1 |
| C6 | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu | - Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. |
| 1 |
| C7 | |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
8. Phong trào Tây Sơn | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu | - Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ và mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785) và đại phá quân Thanh xâm lược (1789),... |
| 1 |
| C8 | |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao | - Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. | 1 |
| C3 |
|