A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Giữa thế kỉ XVI, nước nào bị thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm gần hết và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm?
A. Indonesia
B. Malaysia
C. Myanmar
D. Philippines
Câu 2. Để các nhà máy dệt có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào là nhờ vào phát minh nào?
A. Phát minh máy kéo sợi của Jenny
B. Phát minh máy hơi nước của James Watt
C. Phát minh động cơ đốt trong của Christiaan Huygens
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của nông nghiệp Đàng Trong dần đưa đến:
A. Sự hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
B. Sự giàu sang của tầng lớp nông dân
C. Sự phát triển của công nghiệp
D. Xuât hiện nhiều tầng lớp khác nhau.
Câu 4. Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?
A. Có sự phát triển vượt bậc
B. Dần suy thoái
C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
D. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn
Câu 5. Sự kiện lịch sử nào dưới đây chứng tỏ xung đột Nam – Bắc triều chấm dứt?
A. Năm 1592, Nam triều chiếm được Thang Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng
B. Năm 1590, Nam triều đánh bại nhà Mạc ở Cao Bằng.
C. Năm 1672, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.
D. Năm 1586, hai bên chấp nhận chia đôi đất nước làm hai Đàng.
Câu 6. Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?
A. 1771
B. 1777
C. 1785
D. 1802
Câu 7. Vì sao trong quá tình khai thác thuộc địa ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây không chú trọng mở mang công nghiệp nặng?
A. Không có tài nguyên khoáng sản để khai thác
B. Không đủ máy móc để thực hiện
C. Không đủ vốn để mở mang công nghiệp nặng
D. Muốn cột chặt nền kinh tế các nước Đông Nam Á vào kinh tế phương Tây.
Câu 8. Theo cuốn “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, họ Nguyễn:
A. Mỗi năm đều đưa thuỷ quân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tập trận.
B. Đã thiết lập trạm trung chuyển hàng hoá trên biển giữa các nước trong khu vực và với phương Tây.
C. Mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến Bãi Cát Vàng lấy hàng hoá.
D. Tất cả các đáp án trên.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII theo bảng dưới đây:
Thời gian | Sự kiện chính |
Năm 1558 |
|
Năm 1611 |
|
Năm 1653 |
|
Năm 1698 |
|
Câu 2 (0,5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 3 (1,5 điểm)
a. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.
b. Em hãy kể một số việc làm của nhân dân ta thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công lao to lớn của Nguyễn Huế - Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.
________HẾT________
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | B | A | C | A | C | D | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu hỏi | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) | + Năm 1558: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa + Năm 1611: Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên + Năm 1653: Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập. + Năm 1698: Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An…) được thành lập. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 2 (0,5 điểm) | HS phát biểu nhận thức, quan điểm cá nhân về luận điểm được nêu ra trong bài; cần có lập luận, dẫn chứng để bảo vệ, chứng minh cho quan điểm của mình. Gợi ý: Đồng ý với quan điểm vì: - Trước khi diễn ra cách mạng công nghiệp thì sản xuất chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, dựa vào sức lao động thủ công. - Sau khi phát minh ra máy móc, loài người bước sang giai đoạn công nghiệp hóa chuyển nền sản xuất từ nông nghiệp bằng thủ công sang sản xuất hiện đại, dựa vào máy móc. | 0,5 điểm |
Câu 3 (1,5 điểm) | Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh: - Có công to lớn trong cuộc lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm. - Có công to lớn trong việc đem quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phù nhà Lê và đánh bại quân xâm lược Thanh. - Biết sử dụng nghệ thuật chỉ huy quân sự trong từng cuộc kháng chiến cụ thể. - Là người đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước vừa có công việc đánh bại xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Từ một thủ lĩnh kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc vĩ đại. |
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm |
+ Xây dựng Gò Đống Đa để ghi nhớ công ơn, đánh một dấu mốc lịch sử về trận chiến đại thắng quân Thanh. + Tổ chức ngày lễ hội Gò Đống Đa vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán hằng năm. + Luôn nhắc nhở con cháu về những công lao của vua Quang Trung. | Căn cứ vào nội dung để chấm điểm, tối đa 0,5 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII | ||||||||
Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII |
|
|
1 |
1 |
|
|
| |
Bài 3. Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX) |
1
|
|
1 |
|
|
|
|
|
CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | ||||||||
Bài 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX |
1 |
|
1
|
|
|
|
|
|
CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII | ||||||||
Bài 5. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn |
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
Bài 8. Phong trào Tây Sơn | 1 |
|
|
|
|
| ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 0 | ||
Điểm số | 1 điểm | 1 điểm | 1 điểm | 0,5 điểm | 0 điểm | 1 điểm | 0 điểm | 0,5 điểm |
Tổng điểm | 2 điểm | 1,5 điểm | 1 điểm | 0,5 điểm | ||||
Tỉ lệ (%) | 20% | 15% | 10% | 5% |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ XVIII | ||||||
Bài 2. Cách mạng công nghiệp |
Thông hiểu | - Phân tích được nhờ đâu mà các nhà máy dệt có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào. - Đưa ra quan điểm của mình về ý kiến: “Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. | 1
|
1 | C2
|
C2 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | ||||||
Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX |
Nhận biết | Nêu được tên nước bị thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm gần hết và áp bức ách thống trị suốt 350 năm ở giữa thế kỉ XVI. | 1 |
| C1 |
|
Thông hiểu | Phân tích được nguyên nhân khiến thực dân phương Tây không chú trọng mở mang công nghiệp nặng trong quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Nam Á. | 1 |
| C7 |
| |
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII | ||||||
Bài 4. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn |
Nhận biết | Xác định được tình trạng của nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI. | 1 |
| C4 |
|
Thông hiểu | Chỉ ra đâu là sự kiện lịch sử chứng tỏ xung đột Nam – Bắc triều chấm dứt. | 1 |
| C5 |
| |
Bài 5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII |
Nhận biết | Tóm tắt công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII. |
| 1 |
| C1 |
Thông hiểu | Xác định việc làm của Họ Nguyễn theo cuốn “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”. | 1 |
| C8 |
| |
Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII |
Nhận biết | Xác định được tác động sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI - XVIII. | 1 |
| C3 |
|
Bài 8. Phong trào Tây Sơn |
Nhận biết | Xác định thời gian đội quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm. | 1 |
| C8 |
|
Vận dụng | Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh. |
|
| C3 ý a | ||
Vận dụng cao | Nêu lên những việc làm của nhân dân để nhớ ơn đến vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn. |
|
| C3 ý b |