A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1640
B. Tháng 1 năm 1642
C. Tháng 8 năm 1642
D. Tháng 2 năm 1648
Câu 2. Phát minh nào của Cách mạng công nghiệp ra đời đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại?
A. Điện thoại di động
B. Đồng hồ thông minh
C. Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ.
D. Máy tính cơ học.
Câu 3. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn
B. Nhà Mạc với nhà Lê
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc
Câu 4. Kinh đô Thăng Long trong các thế kỉ XVI – XVIII còn được gọi là gì?
A. Phố Hiến.
B. Thanh Hà.
C. Kẻ Chợ.
D. Cửa Đông.
Câu 5. Đâu không phải là tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp mang lại:
A. Làm thay đổi quá trình sản xuất.
B. Ô nhiễm môi trường
C. Sự bóc lột lao động của phụ nữ và trẻ em.
D. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Câu 6. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Nam Á thực dân phương Tây không chú trọng mở mang công nghiệp nặng?
A. Không đủ máy móc để mở mang công nghiệp nặng
B. Không đủ vốn để mở mang công nghiệp nặng
C. Con người ở Đông Nam Á không đủ năng lực.
D. Muốn cột chặt nền kinh tế các nước Đông Nam Á vào kinh tế phương Tây.
Câu 7. Du nhập của văn hoá phương Tây đã có tác động gì với nước Đông Nam Á?
A. Làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước
B. Giúp cho truyền thống văn hoá bản địa được truyền bá đi nhiều nước.
C. Làm biến đổi thể chế chính trị, khiến cho văn hoá truyền thống bị mai một
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8. Phủ Gia Định được thành lập năm 1698 là dấu mốc quan trọng của người Việt vì:
A. hoàn thành việc khai phá vùng đất phía Nam.
B. đã mở đầu cuộc khai phá vùng đất phía Nam
C. đã hoàn thành công cuộc khai phá vùng đất phía Nam
D. đã khẳng định bước tiến của công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với nội dung lịch sử:
b. Em hãy chứng minh, việc xâm lược Đông Nam Á cũng mang lại những tác động tích cực ngoài mong muốn chính quyền thực dân.
Câu 2 (0,5 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
Câu 3 (1,0 điểm) Hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
________HẾT________
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | C | B | C | A | D | A | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu hỏi | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | a. Nối như sau : 1 – b, d 2 – a, g 3 – c, e | Đúng cả cho 1 điểm, đúng mỗi ý 0,15 điểm |
b. Chứng minh: Những tác động tích cực ngoài mong muốn chủ quan của chính quyền thực dân khi thực hiện chính sách cai trị ở Đông Nam Á: + Kinh tế: Kinh tế tư bản chủ nghĩa + Văn hóa: tư tưởng dân chủ, dân quyền tư sản. + Xã hội: Sự ra đời của các giai tầng mới đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. | Đúng cả 0,5 điểm, đúng mỗi ý 0,15 điểm | |
Câu 2 (0,5 điểm) | Điểm khác nhau: - Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nối chiến giữa vua Sác-lơ I với Quốc hội nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập để lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, giải phóng dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong: + Từ năm 1774 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm một vùng rộng lớn ở Quảng Nam đến Bình Thuận. + Tuy nhiên, nghĩa quân lại phải đối mặt với tình thế bất lợi: Phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân (Huế), phía nam là quân chúa Nguyễn. + Trước tình hình đó, Nguyễn Nhạc buộc phải hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định. Năm 1777, chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ. | Đúng cả 1 điểm, đúng mỗi ý 0,3 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII | ||||||||
Bài 1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ |
1
|
|
|
1 |
|
|
|
|
Bài 2. Cách mạng công nghiệp |
1 |
|
1 |
|
|
|
| |
CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | ||||||||
Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX |
|
|
2
|
|
|
|
|
|
CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII | ||||||||
Bài 4. Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
Bài 5. Qúa trình khám phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
Bài 6. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
Bài 8. Phong trào Tây Sơn |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
Tổng số câu TN/TL | 4 | 4 | 1 | 0 | 1 |
| ||
Điểm số | 1 điểm | 1 điểm | 1 điểm | 0,5 điểm | 0 điểm | 1 điểm | 0 điểm | 0,5 điểm |
Tổng điểm | 2 điểm | 1,5 điểm | 1 điểm | 0,5 điểm | ||||
Tỉ lệ (%) | 20% | 15% | 10% | 5% |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ XVIII | ||||||
Bài 1. Cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ |
Nhận biết | Chỉ ra được khoảng thời gian cách mạng tư sản Anh bùng nổ. | 1 |
| C1 | |
Thông hiểu | Phân tích và chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. |
| 1 |
| C2 | |
Bài 2. Cách mạng công nghiệp |
Nhận biết | Chỉ ra phát minh làm thay đổi cách thức giao tiếp khi cách mạng công nghiệp ra đời. | 1 |
|
C2
| |
Thông hiểu | Phân tích và xác định tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp mang lại. | 1 |
| C5 | ||
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | ||||||
Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX |
Nhận biết | Nhận diện các mốc thời gian, sự kiện Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX để nối phù hợp. |
|
| C1 | |
Thông hiểu | - Giải thích được nguyên nhân khiến thực dân phương Tây không chú trọng mở mang công nghiệp nặng trong quá trình khai thác thuộc địa. - Phân tích và chỉ ra được những tác động khi du nhập văn hóa phương Tây vào Đông Nam Á. | 1
1 |
| C6
C7 |
| |
Vận dụng cao | Chứng minh được việc xâm lược Đông Nam Á cũng mang lại những tác động tích cực ngoài mong muốn của chính quyền thực dân. |
|
| C1 | ||
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII | ||||||
Bài 4. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn |
Nhận biết | Chỉ ra các thế lực trong chiến tranh Nam – Bắc triều. | 1 |
| C3 |
|
Bài 5. Qúa trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII |
Thông hiểu | Lí giải được Phủ Gia Định được thành lập năm 1698 là dấu mốc quan trọng của người Việt. | 1 |
| C8 |
|
Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII |
Nhận biết | Xác định được tên gọi của kinh đô Thăng Long trong các thế kỉ XVI – XVIII. | 1 |
| C4 |
|
Bài 8. Phong trào Tây Sơn |
Vận dụng | Đánh giá được công lao của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. |
| 1 |
| C3 |