I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là
A. D = m . V.B. m = D. V.C. V = m . D.D. M = DV.
Câu 2. Khi nói sắt nặng hơn nhôm, nghĩa là
A. đã so sánh khối lượng của một lượng sắt và một lượng nhôm có cùng thể tích.
B. đã so sánh thể tích của một lượng sắt và một lượng nhôm có cùng khối lượng.
C. đã so sánh thể tích của một lượng sắt với khối lượng của một lượng nhôm.
D. đã so sánh khối lượng của một lượng sắt với thể tích của một lượng nhôm.
Câu 3. Khi một vật được nhúng ngập hoàn toàn và nổi lơ lửng trong chất lỏng thì
A. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng.
B. khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất lỏng.
C. khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng.
D. khối lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng của chất lỏng.
D. lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng trọng lượng riêng của vật.
Câu 4. Áp lực là
A. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
B. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 5. Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là
A.10000 Pa.B. 400 Pa.C. 250 Pa.D. 25000 Pa.
Câu 6. Trung bình, khi độ cao tăng 12m thì áp suất khí quyển
A. tăng 1 mmHg.
B. giảm 1 mmHg.
C. tăng 2 mmHg.
D. giảm 2 mmHg.
Câu 7. Bạn Bình đã tiến hành thí nghiệm: thả lần lượt miếng sắt, miếng nhôm, khối gỗ, viên nước đá, giọt dầu ăn vào cốc nước. Sau đó rút ra nhận xét vật nào nổi, vật nào chìm trong nước.
Cho biết thí nghiệm bạn Bình thực hiện có ý nghĩa gì?
A. Để tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimet.
B. Để khảo sát tác dụng của chất lỏng lên các vật đặt trong nó.
C. Để rút ra điều kiện định tính về một vật nổi hay chìm trong chất lỏng.
D. Để xác định khối lượng riêng của các vật có hình dạng bất kì không thấm nước.
Câu 8. Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5 kg, vật thứ hai có khối lượng m2 = 1 kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên sàn nằm ngang.
A. p1 = p2.B. p1 = 2p2.C. 2p1 = p2.D. Không so sánh được.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Thả một hòn bi sắt vào một bình có thể tích 900 cm3 đang chứa 0,6 dm3 thì thấy nước dân lên đến vạch 800 cm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.
a) Tính khối lượng của hòn bi sắt.
b) Nếu thả hòn bi sắt đó vào dầu ăn thì hiện tượng gì sẽ xảy ra (biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800 kg/m3)? Giải thích.
Câu 2. (1,5 điểm) Một khối gỗ hình trụ có diện tích đáy S = 50 cm2, chiều cao h = 4 cm. Thả khối gỗ vào nước ta thấy phần gỗ nổi trên mặt nước có độ cao h’= 1 cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a) Tính trọng lượng riêng của khối gỗ.
b) Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy dưới của miếng gỗ.
Câu 3. (1,5 điểm) Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 6800 N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất 340 N/m2.
a) Diện tích của cánh buồm là bao nhiêu?
b) Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8200 N, thì cánh buồm phải chịu áp suất là bao nhiêu?
Câu 4. (1 điểm) Quan sát tích của gói bánh khi một người leo núi cầm theo ở độ cao 150m và ở độ cao 2000m so với mực nước biển. Vì sao lại có sự thay đổi thể tích như vậy?
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | A | B | D | A | B | C | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Đổi 0,6 dm3 = 600 cm3. Thể tích hòn bi sắt là: 800 - 600 = 200 (cm3) = 0,0002 (m3) Khối lượng hòn bi sắt là: m = D . V = 0,0002 . 7800 = 1,56 (kg) |
0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Ddầu = 800 (kg/m3) Dsắt = 7800 (kg/m3) → Dsắt > Ddầu nên hòn bi sắt sẽ bị chìm khi thả vào dầu. | 0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | a) Thể tích của khối gỗ là: V = S.h = 50.4 = 200 (cm3) = 0,0002 (m3) Thể tích phần nước bị gỗ chiếm chỗ là V’ = S.(h - h’) = 50 . 3 = 150 (cm3) = 0,00015 (m3) Vì miếng gỗ nổi nên P = FA → dg . V = dn . V’ → dg=$\frac{d_{n}.V'}{V}$=10000. $\frac{d1,5.10^{-4}}{2.10^{-4}}$ = 7500 (N/m$^{3}$) |
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
b) Áp suất của nước tác dụng lên đáy dưới của miếng gỗ là p = dn . (h - h’) = 10000 . (4 – 1) . 10-2 = 300 (N/m2). |
0,5 điểm |
Câu 3 (1,5 điểm) | a) Diện tích của cánh buồm là: p=$\frac{F}{S}$=>S=$\frac{F}{p}$=$\frac{6800}{340}$=20 (m$^{2}$) |
1 điểm |
b) Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8400 N thì cánh buồm chịu áp suất là: Áp dụng công thức: p=$\frac{F}{S}$=$\frac{8200}{20}$=410 (N/m$^{2}$) |
0,5 điểm |
Câu 4 (1 điểm) | - Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất giảm. - Khi ở độ cao 2000m, áp suất trong gói bánh lớn hơn áp suất ở bên ngoài gói bánh nên làm gói bánh căng phồng hơn so với khi ở độ cao 150m. |
1 điểm
|
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT | 1. Khối lượng riêng | 2 |
| | 1 | | 1 | | | 2 | 2 | 3 điểm |
2. Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó | 1 |
| 1 | | | 1 | | 1 | 2 | 2 | 2,5 điểm |
3. Áp suất | 1 | 1 | 1 |
| | | | 1 | 2 | 2 | 2,5 điểm |
4. Áp suất chất lỏng và chất khí | 2 | | | 1 | |
| |
| 2 | 1 | 2 điểm |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 8 | 7 | 15 |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) |
Khối lượng riêng và áp suất | 7 | 8 | | |
1. Khối lượng riêng | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng. Khối lượng riêng = khối lượng/thể tích. - Liệt kê một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng. - Đề xuất phương án xác định khối lượng riêng của chất lỏng, chất rắn và một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. | | 2 |
| C1, C2 |
Thông hiểu | - Xác định khối lượng, thể tích của một vật dựa trên công thức tính khối lượng riêng. | 1 | |
C1a | |
Vận dụng | - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến khối lượng riêng. - Vận dụng được định nghĩa khối lượng riêng và mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật. | 1 | |
C1b | |
2. Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó | Nhận biết | - Thực hiện được thí nghiệm khảo tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó về phương, chiều và độ lớn. - Nêu được phương, chiều, độ lớn của lực đẩy mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó. | | 1 | | C3 |
Thông hiểu | - Nêu được điều kiện để một vật nổi lên hay chìm xuống trong chất lỏng. | | 1 | | C7 |
Vận dụng | - Giải thích được các hiện tượng dựa trên kiến thức về lực đẩy Acsimet. | 2 | | C2a,b | |
3. Áp suất | Nhận biết | - Phân tích các ví dụ thực tiễn để nêu được khái niệm áp lực, công thức tính áp suất. - Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng. | 1 | 1 | C3a | C4 |
Thông hiểu | - Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. | | 1 |
| C8 |
Vận dụng | - Vận dụng để nêu được công dụng của việc tăng, giảm áp suất thông qua một số hiện tượng thực tế. | 1 | |
C3b | |
4. Áp suất chất lỏng và chất khí | Nhận biết | - Nêu được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Lấy ví dụ minh họa. - Xác định được áp suất khí quyển trong đời sống. | | 2 | | C5, C6 |
Thông hiểu | - Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng. - Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương. - Giải thích được một số hiện tượng của áp suất chất lỏng và chất khí. | 1 | |
C4 | |
Vận dụng | - Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí). | | |
| |