Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến đối với quân Xiêm?

A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

C. Đó là một đoạn con sông lớn.

D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rập.

Câu 2 (0,25 điểm). Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền các – ten , xanh – đi – ca và tơ – rớt ở những nước nào?

A. Các – ten, xanh – đi – ca ở Anh, Pháp, Đức, tơ – rớt ở Mỹ.

B. Tơ – rớt ở Pháp, các – ten ở Mỹ, xanh – đi – xa ở Đức.

C. Các – ten, xanh – đi – xa ở Mỹ và Đức, tơ – ớt ở Pháp.

D. Các – ten ở Mỹ, xanh – đi – xa và tơ – rớt ở Đức và Pháp.

Câu 3 (0,25 điểm). Vì sao nói Công xã Pa – ri là một Nhà nước kiểu mới?

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã giải quyết quân đội và bộ mát cảnh sát của chế độ cũ.

D. Công xã giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho nhân dân lao động.

Câu 4 (0,25 điểm). Sau khi tìm hiểu đời sống của người dân, Ăng – ghen đã biên soạn tác phẩm nào?

A. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

B. Báo sông Ranh (Rhine).

C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Biên niên Pháp – Đức.

Câu 5 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện sự mục nát của chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc.

B. Đóng thuế nặng đối với nông dân.

C. Kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn Đàng Trong.

D. Khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục.

Câu 6 (0,25 điểm). Cho các sự kiện, hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian?

1. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc – bi.

2. Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc – bi ám sát.

3.  Ngày 4 - 8, Anh tuyên chiến với Đức.

A. 2, 3, 1.

B. 2, 1, 3.

C. 3, 2, 1.

D. 3, 1, 2.

Câu 7 (0,25 điểm). Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

A. Không ảnh hưởng đến Việt Nam vì chiến trường chính ở châu Âu.

B. Có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng không nhiều.

C. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù lỗ cho chiến tranh.

D. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính.

Câu 8 (0,25 điểm). Một trong những nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, chưa kết hợp với nhau.

B. Các cuộc khởi nghĩa do nông dân lãnh đạo.

C. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ yếu ở một số địa phương Đàng Ngoài.

D. Các cuộc khởi nghĩa còn non yếu về tổ chức.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy mô tả những nét chính (thời gian, địa điểm, cách đánh, kết quả) của trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Lược đồ trận Rạch Gầm – Xoài Mút

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện tài quân sự của vua Quang Trung.” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

B

A

C

B

D

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

 Mô tả những nét chính (thời gian, địa điểm, cách đánh, kết quả) của trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

- Thời gian:

+ Cuối tháng 7/1784: khoảng 5 vạn quân Xiêm theo hai đường thủy, bộ kéo sang nước ta.

+ Tháng 1/1785: Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định.

 

 

 

0,25 điểm 

 

- Địa điểm: khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang).  

0,25 điểm  

 - Cách đánh: Ngày 19/1/1785:

+ Nguyễn Huệ chọn cách đánh nghi binh, như quân Xiêm vào trận địa mai phục. 

+ Nghĩa quân bất ngờ chọn đánh, dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc. 

+ Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.

0,75 điểm 

- Kết quả: thắng lợi, tiêu diệt khoảng 4 vạn quân Xiêm, buộc chúng phải rút về nước. 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài có tác động đến xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII:

- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công. 

- Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai khoang, giảm nhẹ thuế khóa, tu sửa đê điều, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn…

-  Giáng đòn mạnh mẽ và làm lung lay chính quyền Lê – Trịnh. 

 

0,25 điểm

0,5 điểm

 

0,25 điểm

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng ý với ý kiến cho rằng “Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện tài quân sự của vua Quang Trung”.   

0,25 điểm

Giải thích: 

- Quyết định này được vua Quang Trung đưa ra trên cơ sở có sự nghiên cứu phân tích kĩ lưỡng về những điểm mạnh, ý đồ tiến công và những sai lầm của quân Thanh. 

+ Điểm mạnh: quân Thanh có ưu thế về lực lượng với 29 vạn quân. 

+ Ý đồ: sau khi chiếm Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân sĩ tạm nghỉ ngơi để ăn Tết Nguyên Đán, dự định sau Tết, ngày mùng 6 tháng giêng sẽ tiếp tục tiến công.   

+ Sai lầm: Quân Thanh nảy sinh tâm lí chủ quan kinh địch khi vừa chiếm được kinh thành Thăng Long một cách dễ dàng nên quân Thanh chuyển sang hình thái phòng ngự tạm thời để nghỉ ngơi và ăn Tết. 

0,25 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

 

 

1

1

1

 

 

 

2

1

1,5

Bài 8. Phong trào Tây Sơn

 

1

 

 

1

 

 

1

1

2

2,25

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

0,25

Bài 10. Công xã Pa – ri 

(năm 1871)

 

 

 

 

1

 

 

 

1

0

0,25

Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

0,25

Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất 

(1914 – 1918)

 

 

1

 

1

 

 

 

2

0

0,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

4

0

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

0,5

1,0

1,0

0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TAOj 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

1. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.

- Tìm được ý không đúng về phản ánh tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII?

 

1

1

 

 

 

 

 

C5

C2

(TL)

Vận dụng

Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. 

1

 

C8

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Phong trào Tây Sơn

Nhận biết

Mô tả được những nét chính về trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

 

1

 

C1

(TL)

Thông hiểu 

 

 

 

 

 

Vận dụng

Lí giải vì Nguyễn Huệ lại chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến đối với quân Xiêm. 

1

 

C1

 

Vận dụng cao 

Nêu được quan điểm cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

3. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Nhận biết

Nhận biết các nước có sự xuất hiện các tổ chức độc quyền các – ten, xanh – đi – ca và tơ – rớt. 

1

 

C2

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

4. Công xã 

Pa – ri 

(năm 1871)

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

 Lí giải vì sao Công xã Pa – ri là một Nhà nước kiểu mới. 

1

 

C3

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

5. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Nhận biết

Nhận biết được tác phẩm mà Ăng – ghen đã biên soạn sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân. 

1

 

C4

 

Thông hiểu  

 

 

 

 

 

Vận dụng 

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

Sắp xếp các sự kiện.

1

 

C6

 

Vận dụng

Tìm hiểu ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất đến Việt Nam.1 

1

 

C7

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 1 lịch sử 8 chân trời đề số 2

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net