Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Trước thế mạnh của quân Thanh khi tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn không thực hiện kế sách nào sau đây?

A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long.

B. Lui về phòng thủ ở phía nam.

C. Xây dựng phòng tuyến thủy – bộ liên hoàn.

D. Chặn đánh quân Thanh ngày tư biên giới.

Câu 2 (0,25 điểm). “Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôn mà phải xé chài lưới”.

Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A. Tình trạng lấn chiếm ruộng công của địa chủ, quan lại.

B. Nạn bắt lính để đi đánh chúa Nguyễn.

C. Nạn trưng thu của tư thành của công.

D. Đời sống người dân khốn cùng vì thuế khóa.

Câu 3 (0,25 điểm). Cuối thế kỉ XIX, hai đảng thay nhau cầm quyền ở Anh là:

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Đảng Tự do và Công Đảng.

C. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

Câu 4 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến công nghiệp Anh giảm sút so với Đức, mũ từ cuối thế kỉ XIX là:

A. giới cầm quyển chỉ tập trung đầu tư tư bản vào thuộc địa.

B. giới cầm quyền chỉ tập trung quan tâm đến việc cho vay nặng lãi.

C. giới cầm quyền chỉ tập trung vào việc mở rộng hệ thống thuộc địa.

D. máy móc xuất hiện sớm, cũ kĩ nên việc hiện đại hóa rất tốn kém.

Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những chính sách tiến bộ của Công xã Pa – ri là đã:

A. đánh bại hoàn toàn tàn dư của Chính phủ tư sản.

B. sử dụng quân đội của Chính phủ tư sản lâm thời.

C. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

D. giao cho người dân quản lí những nhà máy, xí nghiệp của giới chủ bỏ trốn.

Câu 6 (0,25 điểm). Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân thế giới của thế kỉ XIX là:

A. chưa liêm minh chặt chẽ với nông dân.

B. chưa có sự thống nhất trong lãnh đạo và thiếu sự phối hợp đấu tranh.

C. chưa tiếp thu được chủ nghĩa Mác.

D. chưa xây dựng được một lực lượng hùng mạng để đấu tranh.

Câu 7 (0,25 điểm). Duyên cớ làm bùng bổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là:

A. I – ta – li – a rời khỏi liêm minh chống Đức.

B. Nga – Nhật tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát.

D. Mĩ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để xâm lược Phi – líp – pin.

Câu 8 (0,25 điểm). Tổng thống Mỹ U. Uyn – xơn đã phát biểu: “… đây sẽ là trận chiến cuối cùng – trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến”. Phát biểu trên của Tổng thống Mỹ Uyn – xơn đang nhắc đến cuộc chiến tranh nào?

A. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

B. Cuộc chiến tranh lạnh (1946 – 1989).

C. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945).

D. Cuộc chiến Tây Ban Nha – Mỹ (1898 – 1899).

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Nêu những điểm giống và khác nhau về chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

Câu 2 (1,0 điểm). Theo emtại sao các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại?

Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng “Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất của dân tộc Việt Nam”. Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này? Tại sao?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

D

A

D

C

B

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

 Điểm giống về chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ:  

- Các nước đế quốc đều thi hành chính sách tăng cường xâm lược, mở rộng thuộc địa. 

- Chính sách này đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc, từ đó hình thành hai khối quân sự đối đầu, làm bủng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

 

 

0,5 điểm 

 

 Điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ: 

- Nước Anh: ưu tiên mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa lớn nhất thế giới. 

=> Lê – nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. 

- Nước Pháp: đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa các nước tư bản chậm phát triển vay lãi.  

=> Lê – nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. 

- Nước Đức: tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới. 

=> Lê – nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”. 

- Nước Mỹ: tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các nước đế quốc ở thị trường Trung Quốc.

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

Nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại, vì: 

- Các cuộc khởi nghĩa tuy bùng lên nhiều nơi nhưng rời rạc, không có sự liên kết thống nhất. 

- Thành phần chủ yếu là những người nông dân đã quen với việc cày cấy, kĩ năng hành quân, đánh trận bị hạn chế. 

- Chính sách chia rẽ, một mặt chúa Trịnh giảm nhẹ vài thứ tô thuế, giảm lao dịch cho dân phiêu tán. 

- Các lực lượng quân đội chính quy, chúa Trịnh thẳng tay đàn áp các cuộc khơi nghĩa nông dân này.

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng ý với ý kiến “Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất của dân tộc Việt Nam”.

0,25 điểm

Giải thích: 

- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống đa là một trong những trận chiến diễn ra vô cùng oanh liệt. Chỉ với thời gian ngắn, toàn bộ đạo quân viễn chinh 29 vạn của nhà Thanh đã bị đánh cho tan tành. Với chiến thắng này, quân Tây Sơn đã giải phóng Thăng Long, thống nhất đất nước, bảo vệ được nền độc lập dân tộc. 

- Kế hoạch đánh địch thần tốc, táo bạo, bất ngờ, giành được thắng lợi nhanh chóng đã để lại bài học to lớn đóng góp vào truyền thống đánh giặc giữ nước của lịch sử dân tộc ta. 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

 

 

1

1

 

 

 

 

1

1

1,25

Bài 8. Phong trào Tây Sơn

 

 

1

 

 

 

 

1

1

1

0,75

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

1

1

 

 

1

 

 

 

2

1

2,0

Bài 10. Công xã Pa – ri 

(năm 1871)

 

 

 

 

1

 

 

 

1

0

0,25

Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

 

 

 

 

1

 

 

 

1

0

0,25

Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất 

(1914 – 1918)

1

 

 

 

1

 

 

 

2

0

0,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

4

0

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

0,5

1,0

1,0

0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TAOj 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

1. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Lí giải nguyên nhân vì sao các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đều thất bại. 

- Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

C2

C2

(TL)

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Phong trào Tây Sơn

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu 

Tìm phát biểu hành động mà quân Tây Sơn không thực hiện trước khi quân Thanh tiến vào Thăng Long. 

1

 

C1

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

3. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Nhận biết

- Nêu và nhận điểm giống và khác nhau giữa chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. 

- Nhận biết hai đảng thay nhau cầm quyền ở Anh vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

C3

C1

(TL)

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến công nghiệp Anh chậm lại trong khi Đức và Mỹ phát triển vào cuối thế kỉ XIX. 

1

 

C4

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

4. Công xã 

Pa – ri 

(năm 1871)

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

Tìm hiểu một trong những chính sách tiến bộ của Công xã Pa – ri. 

1

 

C5

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

5. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu  

 

 

 

 

 

Vận dụng 

Tìm ra hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX -  đầu thế kỉ XX. 

1

 

C6

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Nhận biết

Nhận biết duyên cơ làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). 

1

 

C7

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

Nhận biết cuộc chiến tranh được nhắc đến trong câu nói của Tổng thống Mỹ U. Uyn – xơn. 

1

 

C8

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 1 lịch sử 8 chân trời đề số 4

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net