A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Dù thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đã có tác động như thế nào đến chính quyền đương thời?
A. Chính quyền đã hao người, tốn của để đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
B. Các cuộc khởi nghĩa đã làm lung lay chính quyền “vua Lê – chúa Trịnh”.
C. Việc quá ưu ái quân đội đánh dẹp đã tạo nên nguy cơ nhũng nhiễu từ bên trong.
D. Chính quyền Đàng Ngoài không còn khả năng khôi phục lại sự hưng thịnh.
Câu 2 (0,25 điểm). Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?
A. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.
B. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.
C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
D. Vùng cửa sông Tô Lịch.
Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.
B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
C. Phong trào nông dân bị đàn áp.
D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.
Câu 4 (0,25 điểm). Cuối thể kỉ XIX, Mĩ vươn lên đứng hàng đầu thế giới về:
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. thương nghiệp.
D. ngân hàng.
Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào phản ánh không đúng nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc đầu thế kỉ XX?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Thị trường dân tộc được thống nhất.
C. Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.
D. Tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật mới.
Câu 6 (0,25 điểm). Cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871 ở Pa – ri (Pháp) mang tính chất là một cuộc cách mạng:
A. vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. dân chủ tư sản.
C. dân chủ tư sản kiểu mới.
D. xã hội chủ nghĩa
Câu 7 (0,25 điểm). Nhân vật lịch sử nào sau đây không có đóng góp cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quôc tế?
A. V.I. Lê nin.
B. Ô – li – vơ Crôm – oen.
C. Ph. Ăng – ghen.
D. C. Mác.
Câu 8 (0,25 điểm). Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là:
A. chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
B. phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa.
C. chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
D. phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy mô tả những nét chính (thời gian, địa điểm, cách đánh, kết quả) của trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789).
Lược đồ trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, vì sao C. Mác và Ph. Ăng – ghen lại đưa ra khẩu hiểu “Vô sản tất cả các nước liên hợp lại”? Khẩu hiệu đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào công nhân?
Câu 3 (0,5 điểm). Tháng 4 – năm 1917, Mỹ bắt đầu tham chiến, Tổng thống Mỹ U. Uyn – xơn (Woodrow Wilson) phát biểu: “…đây sẽ là trận chiến cuối cùng – trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến tranh”. Em có đồng ý với nhận định của ông không? Vì sao?
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | A | D | A | B | A | B | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu hỏi | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | Mô tả những nét chính (thời gian, địa điểm, cách đánh, kết quả) của trận Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789: - Thời gian: + Cuối năm 1788: Vua Lê Chiêu Thống “thế cùng lực kiệt” cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghĩ chỉ huy 29 vạn quân Thanh Xâm lược nước ta. + Tháng 12 /1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long. |
0,25 điểm
|
- Địa điểm: Thăng Long | 0,25 điểm | |
- Cách đánh: + Ngày 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu. + Ngày 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vậy và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). + Ngày 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội). | 0,75 điểm | |
- Kết quả: thắng lợi, tiêu diệt khoảng 29 vạn quân Thanh. | 0,25 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | - C. Mác và Ph. Ăng – ghen đưa ra khẩu hiểu “Vô sản tất cả các nước liên hợp lại” vì: + Trong cuộc đấu tranh cam go với giai cấp tư sản, muốn thắng lợi nhất thiết giai cấp vô sản phải thông nhất ý chí và hành động, phải xây dựng được tình đoàn kết quốc tế giữa người vô sản trên toàn thế giới. + Vì vậy, kết thúc bản Tuyên ngôn, các ông đã kêu họi: “Vô sản các nước liên hợp lại”. |
0,5 điểm |
- Ý nghĩa của khẩu hiệu đến phong trào công nhân: + Giai cấp công nhân đã giác ngộ, đoàn kết giai cấp vô sản các dân tộc bị áp bức trên phạm vi toàn thế giới trong cuộc đấu tranh lật độ chủ nghĩa tư bản. + Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ không có người bóc lột người. Đưa đến sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học. | 0,5 điểm | |
Câu 3 (0,5 điểm) | Không đồng ý với nhận định cho rằng: “… đây sẽ là trận chiến cuối cùng – trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến”. | 0,25 điểm |
Giải thích: Vì cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa và gây ra nhiều hậu quả cho nhiều dân tộc trên thế giới khi phải chịu cảnh áp bức, bóc lột. Ở đâu có chiến tranh phi nghĩa thì có đó sự đấu tranh giành độc lập. (Lưu ý: HS đưa ra lí do phù hợp, đúng với nội dung bài học đạt điểm tối đa). | 0,25 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII | |||||||||||
Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 0,25 |
Bài 8. Phong trào Tây Sơn | 1 | 1 | 1 |
|
|
|
|
| 2 | 1 | 2,0 |
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX | |||||||||||
Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 | 0 | 0,5 |
Bài 10. Công xã Pa – ri (năm 1871) |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 0,25 |
Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác |
|
| 1 |
|
| 1 |
|
| 1 | 0 | 1,25 |
Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 1 | 1 | 0,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 6 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0,5 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 0,5 | 1,5 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TAOj
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII | ||||||
1. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu | Tìm hiểu tác động mà các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đến chính quyền đương thời. | 1 |
| C1 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
2. Phong trào Tây Sơn | Nhận biết | - Nhận biết và mô tả trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789. - Nhận biết địa điểm mà Nguyễn Huệ chọn làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm. |
1 | 1 |
C2 | C1 (TL) |
Thông hiểu | Tìm phát biểu không đúng về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn. | 1 |
| C3 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
3. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc | Nhận biết | Nhận biết ngành kinh tế mà Mỹ vươn lên hàng đầu thế giới cuối thế kỉ XIX. | 1 |
| C4 |
|
Thông hiểu | Tìm phát biểu không đúng khi nói về nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc đầu thế kỉ XX. | 1 |
| C5 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
4. Công xã Pa – ri (năm 1871) | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu | Tìm hiểu tính chất của cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 ở Pa – ri. | 1 |
| C6 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
5. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu | Tìm nhân vật lịch sử không có đóng góp cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. | 1 |
| C7 |
| |
Vận dụng | Lí giải vì sao C. Mác và Ph. Ăng – ghen lại đưa ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước liên hợp lại”. Ý nghĩa của khẩu hiệu đó đến phong trào công nhân. |
| 1 |
| C2 (TL) | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) | Nhận biết |
|
|
|
|
|
Thông hiểu | Tìm hiểu tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). | 1 |
|
C8 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. |
| 1 |
| C3 (TL) |