Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Vật lí 8 cánh diều( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí 8 cánh diều (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

  

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây?

A. Dùng tay mở cần gạt của vòi nước.

B. Dùng chổi quét nhà.

C. Dùng búa đóng đinh vào tường.

D. Dùng chân sút vào quả bóng đá.

Câu 2. Cách đơn giản nhất khi mở một cánh cửa là

A. tác dụng lực vào phần cửa gần bản lề.

B. tác dụng lực vào phần giữa cửa.

C. tác dụng lực vào mép cửa cách xa bản lề.

D. tác dụng lực vào vị trí bất kì trên cửa.

Câu 3. Mômenlực là đại lượng đặc trưng cho

A. tác dụng thay đổi hướng chuyển động.

B. tác dụng thay đổi tốc độ.

C. tác dụng làm biến dạng vật.

D. tác dụng làm quay của lực.

Câu 4. Một thước đo được biểu diễn như hình vẽ. Khi thước cân bằng, phương trình nào sau đây biểu diễn cho kết quả khối lượng M?

A. M + 50 = 40 + 100.

B. M.50 = 100.40.

C. M/50 = 100/40.

D. M.40 = 100.50.

Câu 5. Cánh tay người như trong hình vẽ là đòn bẩy loại mấy?

A. Đòn bẩy loại 3.

B. Đòn bẩy loại 2.

C. Đòn bẩy loại 1.

D. Đòn bẩy loại 1 và 2.

Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. nhỏ hơn, lớn hơn

B. nhỏ hơn, nhỏ hơn

C. lớn hơn, lớn hơn

D. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 7. Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là?
A. yên xe.B. khung xe.C. má phanh.D. tay phanh.

Câu 8. Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm.

B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm.

C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm.

D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Một bạn nhỏ cần mở một chiếc cổng sắt rất nặng bằng cách đẩy nó quay quanh bản lề. 

a) Để có thể mở cổng dễ dàng, bạn này cần tác dụng lực vào những điểm ở xa hay gần bản lề? Vì sao?

b) Nếu bạn nhỏ đẩy lực F1 lớn hơn F2 cùng đặt tại 1 điểm trên cánh cửa thì tác dụng làm quay của lực nào lớn hơn?

Câu 2. (1 điểm) Hình bên mô tả hai bạn A và B ngồi trên bập bênh. Bập bênh là một thanh dài cân bằng trên trục quay. Trục quay nằm ở chính giữa của thanh.

Hãy đề xuất hai cách để bạn A và B có thể làm cân bằng được cái bập bênh.

Câu 3. (2 điểm) Dùng búa nhổ đinh như hình vẽ.

a) Hãy chỉ ra trục quay, lực tác dụng, cánh tay đòn trong trường hợp này.

b) Ước tính tỉ lệ lợi về lực trong trường hợp này.

Câu 4. (1 điểm) Dùng đòn bẩy nâng thùng hàng, khoảng cách từ điểm tựa tới vật là 20cm. Lực nâng vật là 200N, khoảng cách từ điểm tựa tới điểm ta tay đặt tay là 0,8m. Khối lượng của vật là bao nhiêu?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

D

B

A

A

D

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) Để có thể mở cổng dễ dàng, bạn này cần tác dụng vào những điểm ở xa bản lề vì khoảng cách từ trục quay tới giá của lực càng lớn sẽ giúp mômen lực càng lớn (tác dụng làm quay càng lớn) và làm cánh cổng quay quanh bản lề dễ hơn.

1 điểm

b) Vì lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn nên khi đó tác dụng làm quay của lực F1 sẽ lớn hơn lực F2.


1 điểm

Câu 2

(1 điểm)

Bập bênh đang nghiêng về phía bạn B. Hai cách để làm bập bênh cân bằng:

– Bạn A dịch chuyển ra xa trục quay.

– Bạn B dịch chuyển lại gần trục quay.


1 điểm

Câu 3

(2 điểm)

a) Theo hình vẽ ta có: trục quay O, lực tác dụng F1, cánh tay đòn d1



1 điểm

b) Theo công thức đòn bẩy ta thấy, lực tác dụng sẽ lợi d1/d2 lần.

1 điểm

Câu 4

(1 điểm)

Gọi khoảng cách từ điểm tựa tới vật là l1

Khoảng cách từ điểm tựa tới điểm ta đặt tay là l2.

Ta có trọng lượng của vật là:

$\frac{l_{1}}{l_{2}}$=$\frac{F_{2}}{F_{1}}$=>F$_{1}$=P$_{1}$=$\frac{F_{2}l_{2}}{l_{1}}$=$\frac{200.0,8}{0,2}$=800N

Suy ra khối lượng của vật là:

m$_{1}$=$\frac{P_{1}}{10}$=80kg




0,5 điểm



0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

1. Lực có thể làm quay vật

3

1

1

1

 

1

  

4

3

5 điểm

2. Đòn bẩy 

3

 

1

1

 

1

 

1

4

3

5 điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

2

0

2

0

1

8

6

14

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Tác dụng làm quay của lực

7

8

  

1. Lực có thể làm quay vật  

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định.

- Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng mômen lực.

1

3

C1a

C1,2,3

Thông hiểu

- Nêu được đặc điểm của ngẫu lực.

- Giải thích được cách vặn ốc.

1

1

C1b

C4

Vận dụng

- Vận dụng được tác dụng làm quay của lực để giải thích một số ứng dụng trong đời sống lao động (cách uốn, nắn một thanh kim loại để chúng thẳng hoặc tạo thành hình dạng khác nhau).

1

 

C2

 

Vận dụng cao

- Thiết kế phương án để uốn một thanh kim loại hình trụ nhỏ thành hình chữ O, L, U hoặc một vật dụng bất kì để sử dụng trong sinh hoạt.

    

2. Đòn bẩy 

Nhận biết

- Mô tả được cấu tạo của đòn bẩy.

- Nêu được khi sử dụng đòn bẩy sẽ làm thay đổi lực tác dụng lên vật.

 

3

 

C5,6,7

Thông hiểu

- Lấy được ví dụ thực tế trong lao động sản xuất trong việc sử dụng đòn bẩy và chỉ ra được nguyên nhân sử dụng đòn bẩy đúng cách sẽ giúp giảm sức người và ngược lại.

- Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng mômen lực.


1


1


C3a


C8

Vận dụng

- Sử dụng đòn bẩy để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

1

 

C3b

 

Vận dụng cao

- Thiết kế một vật dụng sinh hoạt cá nhân có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy.

1

 

C4

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi vật lí 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì vật lí 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 vật lí 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Vật lí 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net