Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 8 cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 cánh diều (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nội năng của vật là

A. tổng động năng của các phân tử tạo nên vật.

B. tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.

C. tổng thế năng và nhiệt năng của các phân tử tạo nên vật.

D. tổng động năng và nhiệt năng của các phân tử tạo nên vật.

Câu 2. Đơn vị của nhiệt lượng là

A. oát (W).

B. jun (J).

C. ampe (A).

D. vôn (V).

Câu 3. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất là ví dụ về hiện tượng nào?

A. Hiện tượng bức xạ nhiệt.

B. Hiện tượng đối lưu.

C. Hiện tượng dẫn nhiệt.

D. Hiện tượng truyền nhiệt. 

Câu 4. Chảo thép không gỉ thường có đáy bằng đồng, bạch kim (platinum) vì

A. đồng, bạch kim giúp chảo bền hơn.

B. những chiếc chảo như vậy xuất hiện nhiều màu sắc.

C. đồng, bạch kim dẫn nhiệt tốt hơn thép không gỉ.

D. đồng, bạch kim dễ làm sạch hơn thép không gỉ.

Câu 5. Khi nhúng vào bát canh nóng, chiếc muôi nhôm sẽ

A. thay đổi kích thước.

B. không thay đổi kích thước.

C. nóng lên nhưng không thay đổi kích thước.

D. cong về một phía.

Câu 6. Vì sao cốt của các bê tông lại làm bằng thép mà không phải bằng các kim loại khác?

A. Vì thép có độ bền cao.

B. Vì thép không bị gỉ.

C. Vì thép có tính đàn hồi lớn.

D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.

Câu 7. Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

C. Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng.

D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.

Câu 8. Hành động hoặc hiện tượng nào sau đây làm giảm hiệu ứng nhà kính?

A. Đốt rừng để lấy đất canh tác.

B. Hoạt động của nhà máy nhiệt điện chạy bằng lò hơi đốt bằng than đá.

C. Sự phân hủy của các đống rác ở ngoài trời.

D. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) a) Mô tả sơ lược sự truyền năng lượng trong hiện tượng đối lưu.

b) Đun ấm nước trên bếp điện. Mô tả và giải thích những quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun.

Câu 2. (2 điểm) 

+ Cùng một vật, vào mùa đông hay mùa hè vật có nội năng lớn hơn? Vì sao?

+ Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của nó sẽ thu được năng lượng. Giả sử có thể nhìn thấy các phân tử của khí nóng và khí lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy sự khác biệt nào trong chuyển động của chúng?

Câu 3. (2 điểm) Vì sao sau khi rót nước mới đun sôi vào đầy phích mà đậy ngay nút phích lại thì nút phích dễ bị đẩy bung ra khỏi miệng phích? Có cách nào tránh hiện tượng này?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

A

C

A

D

C

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không. Truyền nhiệt bằng cách này xảy ra không cần tiếp xúc giữa các vật cũng như không có sự chuyển động thành dòng của các phân tử.


1 điểm

b) Đun ấm nước trên bếp điện quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun thông qua hai hình thức đó là dẫn nhiệt và đối lưu.

- Dẫn nhiệt: Vỏ ấm làm bằng kim loại giúp ấm truyền nhiệt từ đáy ấm lên thân ấm và toàn bộ ấm, đồng thời truyền nhiệt vào nước bên trong ấm (mặc dù nước là chất lỏng dẫn nhiệt kém).

- Đối lưu: lớp nước ở sát đáy ấm được làm nóng trước, nở ra, có khối lượng riêng nhỏ hơn di chuyển lên phía trên, lớp nước lạnh ở phía trên có khối lượng riêng lớn hơn nên nặng hơn di chuyển xuống phía dưới. Lớp nước này tiếp tục được đáy nồi làm nóng, lại nở ra, di chuyển lên phía trên. Cứ như vậy, tạo thành dòng đối lưu, giúp toàn bộ nước trong ấm được làm nóng đến khi sôi.





0,5 điểm





0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

+ Cùng một vật, vào mùa hè vật có nội năng lớn hơn so với nội năng của vật vào mùa đông vì mùa hè nhiệt độ cao hơn nhiều so với mùa đông nên vật nhận năng lượng nhiệt từ môi trường nhiều hơn làm vật cũng nóng lên nhiều hơn, khiến các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn.

+ Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của nó sẽ thu được năng lượng. Giả sử có thể nhìn thấy các phân tử của khí nóng và khí lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy các phân tử của khí nóng chuyển động nhanh hơn, hỗn loạn hơn các phân tử khí lạnh.



1 điểm






1 điểm

Câu 3

(2 điểm)

Khi rót nước sôi vào phích mà đậy nút ngay lại thì lượng không khí trong phích phía trên của nước, do nhận được năng lượng nhiệt truyền từ nước, sẽ nóng lên, nhưng nút bịt kín nên không nở ra được, gây áp suất lớn và đẩy nút bung ra khỏi miệng phích. Để tránh hiện tượng đó, sau khi rót nước sôi vào phích, cần chờ cho lượng khí này nở ra hết, một phần bay ra khỏi miệng phích, rồi mới đậy nút phích lại.




2 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL




NHIỆT

1. Năng lượng nhiệt

2

  

1

    

2

1

điểm

2. Truyền năng lượng nhiệt

2

1 ý

1

    

1 ý

3

1

3,5 điểm

3. Sự nở vì nhiệt

2

 

1

  

1

  

3

1

3,5 điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

 

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NHIỆT

4

8

  

1. Năng lượng nhiệt 

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm năng lượng nhiệt.

- Nhận biết được đơn vị của nhiệt lượng.

 

2

 

C1


C2

Thông hiểu

- Hiểu được nội năng của vật thay đổi khi được nung nóng.

- Xác định được sự truyền nhiệt trong môi trường.




1

1






C2

C7



2. Truyền năng lượng nhiệt

Nhận biết

- Nhận biết được các hình thức truyền năng lượng nhiệt.

- Nhận biết được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp.

- Nêu được khái niệm hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt.






1 ý

2









C1a

C3


C4




Thông hiểu

- Nhận biết được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

 

1

 

C8

Vận dụng cao

- Giải thích hiện tượng liên quan đến sự truyền nhiệt thường gặp trong thực tế.

1 ý

 

C1b

 

3. Sự nở vì nhiệt  

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt.

 

2

 

C5

C6

Vận dụng

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt giải thích được một số hiện tượng đơn giản.

1

 

C3

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi vật lí 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì vật lí 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 2 vật lí 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Vật lí 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net