I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi một vật được làm nóng
A. các phân tử của vật chuyển động chậm hơn và nội năng của vật giảm.
B. các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật giảm.
C. các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng.
D. các phân tử của vật chuyển động chậm hơn và nội năng của vật tăng.
Câu 2. Nhiệt lượng cần thiết để đun 5 kg nước từ 250C đến 500C là bao nhiêu?
A. 525 000 J.
B. 184 000 J.
C. 843 650 J.
D. 345 000 J.
Câu 3. Đối lưu là hình truyền nhiệt chủ yếu trong
A. chất lỏng và chất rắn.
B. chất lỏng và chất khí.
C. chất khí và chất rắn.
D. chân không và chất rắn.
Câu 4. Người ta thường sưởi ấm dưới ánh sáng đèn halogen trong phòng tắm vào mùa rét là cách truyền nhiệt do
A. dẫn nhiệt.
B. bức xạ nhiệt.
C. đối lưu.
D. dẫn nhiệt và đối lưu.
Câu 5. Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau?
A. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
B. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
Câu 6. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây của chất lỏng tăng?
A. Khối lượng.
B. Khối lượng riêng.
C. Thể tích.
D. Trọng lượng.
Câu 7. Tại sao khi đun nước, từ khi bắt đầu đun tới khi nước bắt đầu sôi thì nhiệt độ của nước tăng dần?
A. Phân tử nước chuyển động không ngừng nên nhiệt độ của nước tăng dần.
B. Do các phân tử nước va chạm vào thành bình làm vật nóng lên và nhiệt độ của nước tăng dần.
C. Nước nhận nhiệt năng từ ngọn lửa truyền cho nên nhiệt độ của nước tăng dần.
D. Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy nên nhiệt độ của nước tăng dần.
Câu 8. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt năng từ
A. đầu một thanh đồng được hơ nóng sang đầu kia.
B. Mặt Trời đến Trái Đất.
C. bếp lửa đến người đứng gần bếp.
D. dây tóc bóng đèn đến vỏ bóng đèn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) a) Mô tả sơ lược sự truyền năng lượng trong hiện tượng dẫn nhiệt.
b) Vì sao khi nhảy xuống nước trong bể bơi có nhiệt độ bằng nhiệt độ không khí là 200C, ta cảm thấy lạnh, mặc dù khi đứng trên bờ hoàn toàn không cảm thấy lạnh. Nếu nhiệt độ không khí và nước trong bể bơi bằng nhiệt độ cơ thể thì khi nhảy xuống nước trong bể có còn cảm thấy lạnh không?
Câu 2. (2 điểm) Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng lên thêm 10C. Hỏi nếu truyền 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?
Câu 3. (2 điểm) Khi đặt bình cầu chứa nước ở nhiệt độ phòng (như hình vẽ) vào nước nóng thì mới đầu cột nước trong ống thủy tinh hạ xuống một chút, sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu. Tại sao?
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | A | B | B | C | B | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Năng lượng nhiệt được truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp hơn bằng hình thức dẫn nhiệt. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các vật rắn. |
1 điểm |
b) Khi chưa nhảy xuống nước, nhiệt độ không khí là 200C, xảy ra sự truyền nhiệt giữa cơ thể và không khí nhưng do không khí dẫn nhiệt kém nên nhiệt lượng cơ thể ta truyền cho không khí rất ít, ta không cảm thấy lạnh. Nhưng khi nhảy xuống nước cũng ở nhiệt độ 200C, do nước dẫn nhiệt tốt hơn không khí nhiều nên nhiệt lượng cơ thể truyền cho nước lớn hơn nhiều so với nhiệt lượng cơ thể truyền cho không khí. Do vậy, ta cảm thấy lạnh. Nếu nhiệt độ không khí và nước trong bể bơi bằng nhiệt độ cơ thể thì khi nhảy xuống nước trong bể ta không thấy lạnh và lúc đó cơ thể ta không mất nhiệt do phải truyền cho nước nữa. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Theo đề bài, 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng lên thêm 10C. + Muốn 1,5 kg nước nóng lên thêm 10C thì cần truyền cho nó lượng nhiệt năng là: 1,5.4 200 = 6 300 J + Nếu truyền 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nhiệt độ của nước sẽ tăng thêm 126 000/6300 = 200C |
1 điểm
1 điểm |
Câu 3 (2 điểm) | Khi đặt bình cầu vào nước nóng thì bình cầu tiếp xúc với nước nóng, nóng lên và nở ra, trong khí đó nước trong bình chưa nóng lên và chưa nở ra, do đó mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống. Sau đó nước trong bình cũng nóng dần lên và nở ra, vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh nên mực nước trong ống không những dâng lên mà còn dâng lên cao hơn mức ban đầu. |
2 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
NHIỆT | 1. Năng lượng nhiệt | 2 | | | 1 | | | | | 2 | 1 | 3 điểm |
2. Truyền năng lượng nhiệt | 2 | 1 ý | 1 | | | | | 1 ý | 3 | 1 | 3,5 điểm |
3. Sự nở vì nhiệt | 2 | | 1 | | | 1 | | | 3 | 1 | 3,5 điểm |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) |
NHIỆT | 4 | 8 | | |
1. Năng lượng nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được nội năng của vật. - Nhận biết được nhiệt lượng mà nước nhận được khi bị đun nóng. | | 2 | | C1
C2 |
Thông hiểu | - Hiểu được nội năng của vật thay đổi khi được đun nóng. - Xác định được nhiệt năng mà vật nhận đươc khi bị đun nóng. |
1 | 1
|
C2 | C7
|
2. Truyền năng lượng nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí và chất lỏng. - Nhận biết được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp. - Nêu được khái niệm hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt. |
1 ý | 2
|
C1a | C3
C4
|
Thông hiểu | - Chỉ ra hình thức truyền nhiệt năng bằng bức xạ nhiệt. | | 1 | | C8 |
Vận dụng cao | - Giải thích hiện tượng liên quan đến sự truyền nhiệt thường gặp trong thực tế. | 1 ý | | C1b | |
3. Sự nở vì nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt. | | 2 | | C5 C6 |
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt giải thích được một số hiện tượng đơn giản. | 1 | | C3 | |