A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người gọi là
A. HDI. B. WTO. C. GNI/người. D. USD/người.
Câu 2. APEC là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Liên minh châu Âu.
C. Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Câu 3. Phía bắc khu vực Mỹ La tinh tiếp giáp với
A. Thái Bình Dương. B. Hoa Kỳ và Ca - na - da.
C. Đại Tây Dương. D. Nam Đại Dương.
Câu 4. Quốc gia nào thuộc nhóm nước đang phát triển?
A. Ca - na - da. B. Ô - xtrây - li - a. C. I - xra - en. D. Bra - xin.
Câu 5. Ý nghĩa tiêu cực của quá trình khu vực hóa kinh tế đối với các quốc gia là
A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế. B. tự do hóa thương mại toàn cầu.
C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. D. giảm tính tự chủ, nguy cơ tụt hậu.
Câu 6. Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào năm bao nhiêu?
A. 1976. B. 1998. C. 1977. D. 2007.
Câu 7. Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La tinh khoảng
A. 33 người/km2. B. 34 người/km2. D. 35 người/km2. D. 36 người/km2.
Câu 8. Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số ở Việt Nam là
A. 0,8. B. 0,3. C. 1,0. D. 1,1.
Câu 9. Điền vào chỗ chấm: “... là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
A. An ninh lương thực. B. An ninh nguồn nước.
C. An ninh năng lượng. D. An ninh mạng.
Câu 10. Chọn đáp án sai
A. Theo quy định của Liên hợp quốc về phân chia các nước, nước có HDI cao từ 0,800 trở lên
B. HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe, học vấn và thu nhập.
C. Việt Nam, Cam - pu - chia, I - xra - en, Bec - mu - da thuộc nhóm nước đang phát triển.
D. Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
Câu 11. Việt Nam là thành viên trong tổ chức nào sau đây?
A. UN. B. OPEC. C. NAFTA. D. EU.
Câu 12. Khu vực nào sau đây ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?
A. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt.
B. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti.
C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti.
D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti.
Câu 13. Chọn đáp án sai. Nguyên nhân gây mất an ninh nguồn nước là
A. hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người gây ô nhiễm.
B. hoạt động khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn.
C. biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài…
D. nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Câu 14. Mê - hi - cô là khu vực sản xuất hàng đầu về
A. khai thác dầu mỏ. B. ô tô, máy bay.
C. lương thực. D. cây ăn quả nhiệt đới.
Câu 15. Câu nào sau đây đúng khi nói về cơ cấu GDP của một số nước năm 2020?
A. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của các nước đang phát triển vẫn còn thấp.
B. Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hóa.
C. Chất lượng cuộc sống ở các nước đang phát triển ở mức cao.
D. Điều kiện giáo dục ở các nước phát triển đang tăng lên và được cải thiện.
Câu 16. Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa là
A. bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế.
B. hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.
C. luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập.
D. chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.
Câu 17. Hiện nay do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước. Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ nguồn nước?
A. Tránh phát tán thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
B. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
C. Không xả rác thải, nước sinh hoạt vào sông, hồ, ao, biển…
D. Sử dụng thực phẩm sạch.
Câu 18. Vì sao tốc độ GDP của Mỹ La tinh không ổn định?
A. Do nền kinh tế của phần lớn các nước trong khu vực phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh…
B. Do một số nước đã tiến hành cải cách kinh tế, tích cực hội nhập, tự do hóa thương mại…
C. Do có điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, núi, sông, hồ giúp nền kinh tế phát triển.
D. Do sự chênh lệch về quy mô GDP, các nguồn lực phát triển kinh tế phát triển kinh tế các quốc gia trong khu vực có sự khác nhau.
Câu 19. Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam suy giảm từ mức 7% năm 2019 xuống mức 2,9% năm 2020?
A. Do thiếu hụt nguồn lao động. B. Do nhà nước không có chính sách thu hút đầu tư.
C. Do ô nhiễm môi trường. D. Do đại dịch COVID-19.
Câu 20. Vì sao có sự chênh lệch GDP giữa các quốc gia khu vực Mỹ La tinh?
A. Do một số nước đã tiến hành cải cách kinh tế, tích cực hội nhập, tự do hóa thương mại…
B. Do phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh…
C. Do các nguồn lực phát triển kinh tế các quốc gia trong khu vực khác nhau.
D. Do các nước trong khu vực đều là các nước đang phát triển.
B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày các ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế.
Câu 2. (3,0 điểm)
a. (1,5 điểm) Trình bày tình hình phát triển của ngành nông nghiệp khu vực Mỹ La tinh.
b. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:
QUY MÔ GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC MỸ LA TINH
(Đơn vị: tỉ USD)
Quốc gia | GDP (tỉ USD) | |
Năm 2000 | Năm 2020 | |
Ác - hen - ti - a | 284,2 | 385,5 |
Bra - xin | 655,5 | 1448,6 |
Cô – lôm – bi - a | 99,9 | 271,4 |
- Vẽ biểu đồ so sánh quy mô GDP của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh năm 2000 và 2020.
- Nhận xét về quy mô GDP của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh năm 2000 và 2020.
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
C | C | B | D | D | B | A | C | D | C |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
A | B | D | A | B | B | C | A | D | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 | Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế: - Góp phần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước → Giúp các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. - Tăng vị thế, vai trò của mỗi quốc gia → Giúp các nước giải quyết vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế khu vực so với các khu vực khác trên thế giới. - Phát huy năng lực quốc gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khu vực → Tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được các lợi thế của các thành viên trong khu vực. - Thúc đẩy sự tham gia vào toàn cầu hóa thuận lợi hơn → Khu vực hóa kinh tế bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 | a. Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp khu vực Mỹ La tinh - Cơ cấu cây trồng của Mỹ La tinh rất đa dạng gồm cả cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. - Cây công nghiệp là thế mạnh trong nông nghiệp Mỹ La tinh. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su… Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ là bò, gia cầm. - Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
|
b. - Vẽ biểu đồ: BIỂU ĐỒ QUY MÔ GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC MỸ LA TINH (Đơn vị: tỉ USD) - Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP của các quốc gia có sự tăng lên trong 20 năm từ 2010 đến 2020. + Ác - hen - ti - a có quy mô tương đối thấp trong khu vực, tăng nhẹ 1,4 lần (từ 284,2 lên 385,5 tỉ USD). + Bra - xin có sự tăng trưởng tốt về quy mô GDP, năm 2020 gấp 2,2 lần so với năm 2000. + Cô – lôm – bi – a là quốc gia có quy mô GDP thấp nhất trong ba nước, nhưng có tốc độ tăng trưởng quy mô tốt. GDP năm 2020 (271,4 tỉ USD) đã tăng lên 2,7 lần so với 20 năm trước (99,9 tỉ USD). |
1 điểm
0,5 điểm
|
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước | 3 | 1 | 2 | 6 | 1,5 | ||||||
Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế | Câu 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 2,5 | |||||
Một số tổ chức quốc tế và khu vực | 2 | 1 | 3 | 0,75 | |||||||
Một số vấn đề an ninh toàn cầu | 1 | 1 | 1 | 3 | 0,75 | ||||||
Khu vực Mỹ La tinh | 2 | 2 | Ý 1, câu 2 | 1 | Ý 2, câu 2 | 1 | Ý 3, câu 2 | 6 | 1 | 4,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 6 | 2 | 20 | 2 | 10,0 | |||||
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,5 | 1,5 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0,5 | 5,0 | 5,0 | 10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước | Nhận biết | - Chỉ ra khái niệm các chỉ tiêu phân chia các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội. - Chỉ ra quốc gia đang phát triển. - Chỉ ra tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở Việt Nam. | 3 | C1
C4
C8 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra phương án sai về sự khác biệt giữa các nước. | 1 | C10 | |||
Vận dụng | - Chọn nhận xét đúng về sự khác biệt xã hội giữa các nước. - Giải thích vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam suy giảm từ mức 7% năm 2019 xuống mức 2,9% năm 2020. | 2 | C15
C19 | |||
Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế | Nhận biết | Trình bày ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra ý nghĩa tiêu cực của quá trình khu vực hóa kinh tế đối với các quốc gia. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Liên hệ toàn cầu hóa, khu vực hóa với cơ hội và thách thức ở các nước đang phát triển. | 1 | C16 | |||
Một số tổ chức quốc tế và khu vực | Nhận biết | - Nhận biết một số tổ chức quốc tế và khu vực. - Nhận biết năm Việt Nam tham gia tổ chức APEC. | 3 | C2
C6 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được Việt Nam thuộc tổ chức nào. | 1 | C11 | |||
Vận dụng | Liên hệ bảo vệ an ninh toàn cầu. | 1 | C17 | |||
Một số vấn đề an ninh toàn cầu | Nhận biết | Nhận biết một số vấn đề an ninh toàn cầu | 1 | C9 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra nguyên nhân không đúng gây mất an ninh nguồn nước. | 1 | C13 | |||
Vận dụng | Liên hệ bảo vệ an ninh toàn cầu. | 1 | C17 | |||
Khu vực Mỹ La tinh | Nhận biết | - Xác định được vị trí, địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh. | 2 | C3 C7 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra khu vực thường xảy ra động đất. - Chỉ ra Bra - xin sản xuất lương thực hàng đầu. - Nêu tình hình phát triển của ngành nông nghiệp khu vực Mỹ La tinh. | 1 ý | 2 | C2a | C12
C14
| |
Vận dụng | - Giải thích vì sao quy mô GDP khu vực Mỹ La tinh nhìn chung còn thấp. - Giải thích vì sao có sự chênh lệch GDP giữa các quốc gia khu vực Mỹ La tinh. - Vẽ biểu đồ so sánh quy mô GDP ở một số nước năm 2000 và 2020, nhận xét. | 2 ý | 2 | C2b | C18
C20 |