Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU                          

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cho các loài động vật sau: (1) muỗi, (2) chó, (3) gián, (4) ếch, (5) cá chép, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) bướm, (9) chuồn chuồn. Những loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn là:

A. (3), (6), (7) và (9). B. (1), (3), (4) và (9).

C. (1), (3), (7) và (9). D. (3), (6), (8) và (9).

Câu 2. Phát triển qua biến thái có đặc điểm

A. con non sinh ra giống con trưởng thành.

B. gặp ở đa số động vật có xương sống.

C. không phải trải qua quá trình lột xác.

D. con non sinh ra khác con trưởng thành.

Câu 3. Ở giai đoạn dậy thì, bạn nữ có thay đổi về thể chất như thế nào?

A. Sụn giáp trạng phát triển, giọng nói thay đổi.

B. Xương chậu phát triển.

C. Trứng chín và rụng.

D. Xuất hiện kinh nguyệt.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?

A. Thực vật phản ứng với quang chu kì nhờ sắc tố phytochrome.

B. Có hai dạng sắc tố phytochrome có thể chuyển hóa lẫn nhau Pr và Pfr.

C. Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.

D. Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày dài ra hoa.

Câu 5. Những biện pháp nào sau đây giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì?

(1) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(4) Phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục để đi khám kịp thời.

(5) Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.

(6) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

(7) Không nên quan hệ tình dục.

A. (1), (2), (3), (4) và (7). B. (2), (3), (4), (6) và (7). 

C. (1), (2), (3), (6) và (7). D. (2), (3), (5), (6) và (7).

Câu 6. Câu nào sau đây đúng?

A. GH làm cho xương trẻ em dài ra, không tác dụng đối với xương người lớn.

B. GH làm cho xương người lớn dài ra, không tác dụng đối với xương trẻ em.

C. GH làm cho xương người lớn và trẻ em dài ra.

D. GH không tác dụng người lớn và trẻ em dài ra.

Câu 7.  Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

A. nguyên phân. B. giảm phân.

C. thụ tinh. D. nguyên phân và giảm phân.

Câu 8. Đặc trưng của sinh sản sản hữu tính là

A. tạo ra thế hệ sau ít thích nghi với môi trường sống thay đổi.

B. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.

D. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 9. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết quá trình sinh sản là

A. sự lớn lên của cơ thể. B. sự hình thành cơ quan mới.

C. sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể. D. sự hình thành cơ thể mới.

Câu 10. Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?

A. Hệ gene quy định hiệu quả chuyển đổi thức ăn, tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát triển.

B. Hệ gene quy định đặc điểm sinh học đặc trưng cho loài như kích thước, khả năng kháng bệnh,...

C. Các gene điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật bắt đầu biểu hiện từ giai đoạn trưởng thành.

D. Sự ảnh hưởng của hệ gene đến sinh trưởng và phát triển ở động vật được điều chỉnh bởi các yếu tố phiên mã đặc hiệu.

Câu 11. Biện pháp nào sau đây dùng để điều hòa sinh sản ở động vật?

A. Lựa chọn giới tính thai nhi.

B. Thay đổi điều kiện nhiệt độ.

C. Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.

D. Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

Câu 12. Một số loài hàu có hình thức sinh sản hữu tính kèm theo sự đảo giới tính. Đầu tiên, các cá thể hàu đóng vai trò là con đực để sản sinh tinh trùng; sau đó, khi chúng có kích thước lớn nhất sẽ chuyển đổi giới tính thành con cái và sản sinh ra trứng. Sự chuyển đổi giới tính có vai trò gì đối với hàu?

A. Tối đa hóa khả năng sản sinh giao tử, tạo ra số lượng đời con càng nhiều.

B. Tạo ra số lượng lớn đời con giống nhau trong một thời gian ngắn.

C. Tăng tính đa dạng ti truyền, giúp sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động.

D. Các thể sống độc lập, đơn lẹ vẫn có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ sau.

Câu 13. Hình thức sinh sản bào tử có ở

A. cỏ tranh, tre. B. khoai tây.

C. rêu, dương xỉ. D. cây thuốc bỏng.

Câu 14. Trong các hormone dưới đây, hormone nào do tuyến yên tiết ra?

A. GH. B. Thyroxine. 

C. Testosterone. D. Estrogen.

Câu 15. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tính kép ở thực vật hạt kín là

A. tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).

B. hình thành nội nhũ cung cấp cho phôi phát triển.

C. cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

D. làm tăng kích thước tế bào.

Câu 16. Khi nói về các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Người ta không áp dụng phương pháp giâm cành cho các giống cây ăn quả (cam, bưởi,...) vì thời gian ra rễ ở các cây này rất lâu.

(2) Khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn của cành ghép và gốc ghép nối liền với nhau.

(3) Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có số lượng lớn và đa dạng về mặt di truyền.

(4) Sử dụng phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch nhưng không thể biết trước đặc tính của quả.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 17. Hormone điều hòa hoạt động của buồng trứng là

A. GnRH, FSH, LH và testosterone.

B. GnRH, FSH, LH, progesterone và estrogen.

C. FSH, LH và GnRH.

D. LH, progesterone và GnRH.

Câu 18. Thủy tức sinh sản theo hình thức

A. phân đôi. B. nảy chồi. C. phân mảnh. D. trinh sinh.

Câu 19. Chức năng chính của thể vàng là gì?

A. Kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng nang trứng.

B. Duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.

C. Kích thích quá trình rụng trứng 

D. Kích thích bong lớp niêm mạc tử cung, gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt).

Câu 20. Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động.

B. Làm tăng biến dị di truyền trong loài.

C. Có sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Thế hệ con giữ nguyên những tính trạng tốt về mặt di truyền của bố mẹ.

Câu 21. Quang chu kì là

A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.

B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.

C. thời gian chiếu sáng trong một ngày.

D. tương quan độ dài ngày và đêm trong một mùa.

Câu 22. Ánh sáng nào sau đây gây giảm sinh trưởng thân và là?

A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng trắng.

C. Ánh sáng xanh. D. Ánh sáng đỏ xa.

Câu 23. Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối. Cây đó sẽ ra hoa trong quang chu kì nào sau đây?

(1) 14 giờ sáng – 14 giờ tối.

(2) 15 giờ sáng – 9 giờ tối.

(3) 10 giờ sáng – 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ 7 giờ tối.

(4) 10 giờ’ sáng – 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa 7 giờ tối.

(5) 10 giờ sáng – 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ- đỏ xa 7 giờ tối.

(6) 10 giờ sáng – 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa – đỏ 7 giờ tối.

(7) 10 giờ sáng – 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa – đỏ – đỏ xa 7 giờ tối.

(8) 10 giờ sáng – 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ – đỏ xa – đỏ 7 giờ tối.

Phương án trả lời đúng là :

A. (2), (3), (6) và (8). B. (2), (3), (6) và (7).

C. (2), (3), (5) và (8). D. (2), (3), (4) và (7).

Câu 24. Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều một loại hormone làm tăng cường chuyển hóa vật chất và năng lượng, tăng nhiệt độ cơ thể. Ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hormone tiết ra không đủ điều hòa thì khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. Hormone đó là

A. Progesterone. B. Thyroxine. C. LH. D. PTTH.

Câu 25. Hormone nào gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hóa bướm?

A. Juvenile. B. Thyroxine. C. Ecdysteroid. D. Testosterone. 

Câu 26. Vitamin nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa calcium?

A. Vitamin A. B. Vitamin C. C. Vitamin E. D. Vitamin D.

Câu 27. Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có bao nhiêu lần phần phân bào?

A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

Câu 28. Trật tự nào sau đây là đúng về quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật?

(1) Hạt phấn phát tán từ nhị tới đầu nhụy.

(2) Ống phấn chui vào bầu nhụy.

(3) Một tinh tử kết hợp với tế bào trứng, một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực.

(4) Hạt phấn nảy mầm, tế bào ống phấn dài ra xuyên vào vòi nhụy.

(5) Hai tinh tử được giải phóng vào túi phôi.

A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). B. (1) → (4) → (2) → (5) → (3).

C. (1) → (4) → (3) → (2) → (5). D. (1) → (2) → (4) → (3) → (5).

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Mô tả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở người. Cho biết ở mỗi giai đoạn cần lưu ý những gì về chế độ dinh dưỡng?

Câu 2. (1 điểm): Nhiều người cho rằng việc giáo dục các biện pháp tránh thai cho trẻ vị thành niên là “bày đường cho hươu chạy”. Em có đồng ý với ý kiến này không?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11  CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - A

2 - D

3 - B

4 - D

5 - B

6 - A

7 - A

8 - B

9 - D

10 - C

11 - B

12 - A

13 - C

14 - A

15 - B

16 - B

17 - B

18 - B

19 - B

20 - D

21 - A

22 - C

23 - A

24 - B

25 - C

26 - D

27 - A

28 - B

    

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2,0 điểm)

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở người gồm hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh.

Giai đoạn

Đặc điểm

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Phôi thai

- Kéo dài khoảng 38 - 42 tuần.

- Trứng thụ tinh hình thành hợp tử.

- Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi.

- Sau thụ tinh khoảng 5 - 7 ngày, hợp tử di chuyển xuống đến tử cung, giai đoạn này gọi là phôi.

- Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hóa tạo thành các cơ quan.

Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng về chất và lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai.

Sau sinh

- Phát triển không qua biến thái.

- Đặc điểm về giải phẫu, sinh lí đặc trưng cho từng lứa tuổi.

- Có thể chia thành các giai đoạn nhỏ.

Mỗi giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với từng giai đoạn.

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Câu 2

(1,0 điểm)

Việc giáo dục các biện pháp tránh thai cho trẻ vị thành niên không phải là “bày đường cho hươu chạy” mà góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì và tình dục an toàn, góp phần giảm tỉ lệ mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.

1

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

2

 

1

 

1

   

4

 

1

2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

3

  

1

1

   

4

1

3

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

4. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

3

   

1

   

4

 

1

5. Sinh sản ở thực vật

2

 

1

 

2

   

5

 

1,25

6. Sinh sản ở động vật

3

 

1

 

1

  

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

 

TN 

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

14

  

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

 

2

 

C21

C22

Thông hiểu

Phân tích được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 

1

 

C4

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 

1

 

C23

 

2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhận biết

- Nêu được đại diện các hình thức sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nêu được đặc điểm các hình thức sinh sản và phát triển ở động vật.

- Nêu được những thay đổi ở giai đoạn dậy thì.

 

3

 

C1

C2

C3

Thông hiểu

- Mô tả được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở người.

- Phân tích được chế độ dinh dưỡng ở từng giai đoạn.

1

 

C1

 

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học để chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì.

 

1

 

C5

 

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhận biết

Nêu được các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

 

3

 

C14

C25

C26

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

 

1

 

C10

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 

2

 

C6

C24

CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

1

14

  

4. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Nhận biết

Trình bày được khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của các hình thức sinh sản ở sinh vật.

 

3

 

C7

C8

C9

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

 

1

 

C12

5. Sinh sản ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được các hình thức sinh sản ở thực vật.

- Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.

 

2

 

C13

C27

Thông hiểu

Mô tả được quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật.

 

1

 

C28

Vận dụng

- Vận dụng kiến thức về ý nghĩa của thụ kép đối với cơ thể thực vật.

- Liên hệ ứng dụng phương pháp nhân giống vô tính.

 

2

 

C15

C16

6. Sinh sản ở động vật

Nhận biết

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.

- Nêu được đại diện của các hình thức sinh sản.

 

3

 

C17

C18

C19

Thông hiểu

Phân tích được các đặc điểm sinh sản hữu tính ở động vật.

 

1

 

C20

Vận dụng

- Vận dụng kiến thức đã học nêu được các biện pháp điều hòa sinh sản ở động vật.

- Liên hệ giáo dục biện pháp tránh thai cho trẻ vị thành niên.

1

1

C2

C11

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 11 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net