A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Loài động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. tôm. B. rắn. C. bọ rùa. D. cào cào.
Câu 2. Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình
A. nguyên phân. B. giảm phân.
C. thụ tinh. D. nguyên phân và giảm phân.
Câu 3. Túi phôi được hình thành từ tế bào trung tâm trong noãn thông qua
A. một lần giảm phân, một lần nguyên phân.
B. một lần giảm phân, hai lần nguyên phân.
C. một lần giảm phân, ba lần nguyên phân.
D. ba lần giảm phân, một lần nguyên phân.
Câu 4. Cơ sở của sinh sản vô tính ở động vật là quá trình
A. nguyên phân. B. trực phân.
C. giảm phân và trực phân. D. nguyên phân và trực phân.
Câu 5. Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn
A. phôi. B. phôi và hậu phôi.
C. hậu phôi. D. phôi thai và sau khi sinh.
Câu 6. Cây ngày dài là
A. đào, mai, mía, súp lơ.
B. hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
C. cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
D. thanh long, cà tím, cà phê, ngô, hướng dương.
Câu 7. Sinh trưởng ở động vật là hiện tượng
A. tăng kích thước và khối lượng cơ thể. B. đẻ con.
C. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. D. phân hóa tế bào.
Câu 8. Chọn đáp án đúng: Estrogen là hormone
A. kích thích sự rụng trứng.
B. điều hòa đường huyết của máu.
C. sinh dục cái, xuất hiện trong giai đoạn nang trứng phát triển.
D. sinh dục đực, do tinh hoàn tiết ra.
Câu 9. Sự tạo quả được thành từ
A. phôi mầm. B. nhân cực. C. bầu nhụy. D. nội nhũ.
Câu 10. Hormone điều hòa hoạt động của buồng trứng là
A. GnRH, FSH, LH và testosterone.
B. GnRH, FSH, LH, progesterone và estrogen.
C. FSH, LH và GnRH.
D. LH, progesterone và GnRH.
Câu 11. Trong sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ cấu trúc nào sau đây?
A. Giao tử. B. Bào tử.
C. Hợp tử. D. Mô/cơ quan của cơ thể mẹ.
Câu 12. Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật ở vùng nhiệt đới là
A. 10 - 20℃. B. 15 - 25℃. C. 20 - 30℃. D. 25 - 35℃.
Câu 13. Hormone ảnh hưởng đến sự biến thái trong quá trình phát triển của ngành chân khớp là
A. thyroxine. B. estrogen. C. ecdysteroid. D. auxin.
Câu 14. Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.
C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Câu 15. Khẳng định nào sau đây về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa là đúng?
A. Cây con được hình thành từ quả của cây mẹ.
B. Cây con được hình thành từ lá, hạt của cây mẹ.
C. Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ.
D. Cây con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
Câu 16. Tương quan các hợp chất nào trong cây chi phối sự chuyển từ pha phát triển sinh dưỡng sang pha phát triển sinh sản?
A. Các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa nitrogen (N).
B. Các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa oxygen (O).
C. Các hợp chất nitrogen (N) và các hợp chất chứa carbohydrate (C).
D. Các hợp chất nitrogen (N) và các hợp chất chứa oxygen (O).
Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều.
B. các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau.
C. Sinh trưởng đạt mức tối đa của các loài vật nuôi tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc.
D. Phôi thai có sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau.
Câu 18. Để nhân giống hoa lan, người ta thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?
A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Giâm.
C. Chiết. D. Ghép.
Câu 19. Nhận định nào sau đây về điều hòa sinh sản ở sinh vật là không đúng?
A. Các tác nhân điều hòa sinh sản ở sinh vật thông qua điều hòa quá trình phân bào.
B. Các tác nhân điều hòa sinh sản ở sinh vật thông qua điều hòa quá trình thụ tinh.
C. Các tác nhân điều hòa sinh sản ở sinh vật thông qua điều hòa quá trình sinh giao tử.
D. Các tác nhân điều hòa sinh sản ở sinh vật thông qua điều hòa quá trình trao đổi chất.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?
A. Thực vật phản ứng với quang chu kì nhờ sắc tố phytochrome.
B. Có hai dạng sắc tố phytochrome có thể chuyển hóa lẫn nhau là Pr và Pfr.
C. Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.
D. Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày dài ra hoa.
Câu 21. Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở bướm, giai đoạn chúng phá hoại mùa màng nhiều nhất là
A. nhộng. B. sâu non. C. bướm. D. trứng.
Câu 22. Ở giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá ít hormone sinh trưởng GH sẽ gây ra hiện tượng
A. người bé nhỏ. B. người khổng lồ.
C. người bình thường. D. suy dinh dưỡng.
Câu 23. Đề tạo được giống cây hoa giấy ngũ sắc phục vụ cho nhu cầu trang trí của người dân, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?
A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Giâm.
C. Chiết. D. Ghép.
Câu 24. Tác dụng của thuốc viên tránh thai hằng ngày là
A. ngăn không cho trứng chín và rụng.
B. ngăn tinh trùng gặp trứng.
C. ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
D. ngăn tuyết yên tiết FSH, ICSH.
Câu 25. Rau bina (cải bó xôi) chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày từ 14 giờ trở lên. Cây lúa bị ức chế ra hoa khi trong đêm tối có 1 lóe sáng với cường độ rất yếu. Vậy có thể kết luận
A. rau bina là cây ngày dài, cây lúa là cây ngày ngắn.
B. rau bina là cây ngày ngắn, cây lúa là cây ngày dài.
C. rau bina là cây ngày dài, cây lúa là cây trung tính.
D. rau bina là cây trung tính, cây lúa là cây ngày ngắn.
Câu 26. Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa.
B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa.
C. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa.
D. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa.
Câu 27. Ví dụ nào sau đây là biện pháp thay đổi các yếu tố môi trường làm thay đổi số con?
A. Tăng cường chiếu sáng đối với ga nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng trong một ngày.
B. Tăng dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài khác cho cá mè, cá trắm cỏ làm cho trứng chín hàng loạt.
C. Khi hợp tử đang phân chia, người ta dùng kĩ thuật để tách rời các tế bào con ra khỏi hợp tử; mỗi tế bào con sẽ được nuôi dưỡng và phát triển thành một phôi mới.
D. Ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh để trứng chín tràn vào 1 cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch lên trên, dùng lông gà đảo nhẹ giúp trứng thụ tinh.
Câu 28. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn?
(1) Tạo cây ngô hạt tím dẻo, bắp to bằng phương pháp lai giữa cây ngô tím hạt ngọt, bắp to với cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng.
(2) Tạo giống gạo ST25 có khả năng chịu mặn, chống bệnh tốt, chất lượng gạo ngon.
(3) Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu.
(4) Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính của một loài động vật mà em biết. Yếu tố môi trường có vai trò điều hòa sinh sản như thế nào? Nêu ví dụ.
Câu 2. (1 điểm): Có hai bạn đang tranh luận với nhau về chế độ dinh dưỡng của lứa tuổi 15 -19 tuổi. Bạn thứ nhất nói: “Thịt, cá là loại thức ăn giàu đạm nên cần bổ sung nhiều cho giai đoạn này”. Bạn thứ hai nói: “Sữa các sản phẩm chế biến từ sữa cung cấp nhiều calcium nên cần uống nhiều sữa hơn so với ăn thịt, cá”.
Em có đồng ý với ý kiến của hai bạn không? Vì sao?
MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 - C | 2 - A | 3 - C | 4 - A | 5 - D | 6 - B | 7 - A | 8 - C |
9 - C | 10 - B | 11 - C | 12 - C | 13 - C | 14 - C | 15 - D | 16 - A |
17 - C | 18 - A | 19 - D | 20 - D | 21 - B | 22 - A | 23 - D | 24 - A |
25 - A | 26 - A | 27 - A | 28 - A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | * Sơ đồ sinh sản hữu tính của cá: * Pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,... ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật do làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh hoặc hệ nội tiết. Ví dụ: Các chất kích thích làm rối loạn sự tiết hormone sinh dục, từ đó tác động lớn đến chất lượng buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, ngăn chặn rụng trứng. | 1
0,5
0,5 |
Câu 2 (1,0 điểm) | Ý kiến của hai bạn đều đúng khi nhận xét về thành phần các chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại thức ăn như thịt, cá, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên, đối với từng giai đoạn phát triển của con người nói chung, ở lứa tuổi 15 -19 tuổi nói riêng thì như cầu đối với các loại chất dinh dưỡng này có tỉ lệ khuyến cáo nhất định. Chúng ta không nên chỉ sử dụng một loại thức ăn mà nên ăn phối hợp nhiều loại và sử dụng chúng một cách cân đối, phù hợp. | 0,5
0,5 |
MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật | 3 | 1 | 2 | 6 | 1,5 | ||||||
2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật | 3 | 1 | 1 | 5 | 1,25 | ||||||
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1,75 | |||||
4. Khái quát về sinh sản ở sinh vật | 3 | 1 | 4 | 1 | |||||||
5. Sinh sản ở thực vật | 3 | 1 | 2 | 6 | 1,5 | ||||||
6. Sinh sản ở động vật | 2 | 1 | 2 | 4 | 1 | 3 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 4 | 1 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10 |
Điểm số | 4,0 | 0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 100% |
MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL
| TN | |||
CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT | 1 | 14 | ||||
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật | Nhận biết | - Nêu được một số yếu môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật. - Nêu được các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa. | 3 | C6 C12 C16 | ||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa. | 1 | C20 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. | 2 | C25 C26 | |||
2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật | Nhận biết | - Nêu được đại hiện các hình thức phát triển ở động vật. - Nêu được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Nêu được đặc điểm sinh trưởng ở động vật. | 3 | C1 C5 C7
| ||
Thông hiểu | Phân tích được các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật. | 1 | C17 | |||
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. - Liên hệ thực tiễn về chế độ dinh dưỡng ở lứa tuổi từ 15 -19 tuổi. | 1 | 1 | C2 | C21 | |
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật | Nhận biết | Nêu được các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. | 2 | C8 C13 | ||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. | 1 | C22 | |||
CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT | 1 | 14 | ||||
2. Khái quát về sinh sản ở sinh vật | Nhận biết | Nêu được khái quát khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu sinh sản ở sinh vật. | 3 | C2 C11 C14 | ||
Thông hiểu | Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở sinh vật. | 1 | C19 | |||
3. Sinh sản ở thực vật | Nhận biết | Nêu được đặc điểm của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật. | 3 | C3 C9 C15 | ||
Thông hiểu | Phân tích được phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. | 1 | C18 | |||
Vận dụng | Liên hệ được ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn. | 2 | C23 C28 | |||
4. Sinh sản ở động vật | Nhận biết | - Nêu được khái niệm, cơ sở của sinh sản ở động vật. - Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật | 2 | C4 C10 | ||
Thông hiểu | So sánh quá trình sinh tinh và sinh trứng ở người. | 1 | C1 | |||
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức về sinh đẻ có kế hoạch ở người. | 2 | C24 C27 |