A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là việc làm thể hiện tuân thủ nội quy, quy định nơi công cộng?
Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.
Tham gia tích cực vào hoạt động tập thể.
Hoàn thành các nhiệm vụ được thầy cô giao.
Mất tập trung khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là cách em thể hiện sự tự tin của mình?
Thay đổi những mục tiêu, dự kiến theo những điều mình muốn trong quá trình thực hiện điều đó.
Tiếp nhận những thông tin không tích cực của mọi người khi bản thân thể hiện sự tự tin.
Can đảm, sẵn sàng thử sức với những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.
Không nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với mình để thể hiện sự tôn trọng với họ, tránh gây sự xấu hổ, e ngại.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là điểm mạnh về năng lực ứng xử?
Thực hiện những hành động để lại những cảm xúc tích cực cho mọi người tham gia hoặc chứng kiến tình huống.
Có lời nói, cử chỉ phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với bối cảnh.
Góp phần vào kết quả tốt đẹp cho sự việc tham gia hoặc có liên quan.
Đưa ra những quyết định làm tăng hiệu quả của sự việc, hiện tượng trong nhận thức của người khác.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là việc làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường?
Tham gia các hoạt động giữ gìn đường phố không rác thải.
Xây dựng môi trường, cảnh quan xanh-sạch-đẹp.
Lập hội nhóm làm sạch các hình vẽ, tờ rơi dán trên đường phố.
Cùng bạn bè tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tại nhà văn hóa.
Câu 5 (0,5 điểm). Trường nào sau đây cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân?
Trung luôn cố gắng học tập, bổ sung các kiến thức chưa nắm được trên lớp.
Hoa là cô gái nhỏ nhắn, thường xuyên bị ốm.
Quang chưa vi phạm nội quy, quy định của nhà trường đưa ra.
Phương là một cô bé cá tính, luôn thích điều mới mẻ tuy nhiên vẫn luôn thực hiện đúng những quy định, nội quy của cộng đồng nơi bạn sinh sống.
Câu 6 (0,5 điểm). Suy nghĩ tích cực để hoàn thiện bản thân là biểu hiện nào sau đây?
Tìm lí do để thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.
Đưa ra lí do để nhận thấy vấn đề trong thực tế không quá phức tạp .
Nhận định lại tình huống để tìm ra mặt có lợi của vấn đề.
Đề xuất những ý tưởng mới tích cực để cải thiện vấn đề thực tế.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là điều nên làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô?
Hỏi thăm, gửi lời chúc đến thầy cô vào dịp lễ, tết hay sự kiện đặc biệt của trường.
Tạo ra những câu chuyện xung quanh thầy cô để các bạn cùng bàn luận.
Cùng thầy cô tham gia các hoạt động, phong trào, chương trình do nhà trường tổ chức.
Có những lời có, cử chỉ, hành động đúng mực và lễ phép.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?
Chia sẻ về tấm gương thành công trong học tập, rèn luyện.
Hướng dẫn bạn làm theo những điều có ích cho bản thân mình.
Tự mình trở thành tấm gương rèn luyện và phấn đấu, tạo hiệu ứng ảnh hưởng đến các bạn.
Đưa ra lời khuyên giúp bạn thay đổi những hành vi, việc làm chưa phù hợp.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu là lí do để mọi người tuân thủ các quy định chung của nhà trường và cộng đồng?
Muốn xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân.
Chưa hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Muốn trở nên nổi bật, khác biệt trong đám đông.
Chưa hiểu rõ về các thông tin, quy định nơi mình học tập và sinh sống.
Câu 10 (0,5 điểm). Quang là một bạn mới chuyển từ trường khác sang trường của em. Quang khá nhút nhát, thường xuyên bối rối khi được các bạn làm quen hay bắt chuyện, đôi lúc bạn còn hồi hộp và đỏ mặt. Em nên khuyên bạn làm gì để cải thiện sự tự tin khi giao tiếp với mọi người?
Khuyến khích bạn tham gia các hoạt động của lớp để làm quen với môi trường.
Kiểm soát hơi thở, ngắt nghỉ hợp lí khi giao tiếp, có thể tự rèn luyện trước gương.
Duy trì các mối quan hệ phù hợp, nói chuyện với những bạn đã quen.
Nên thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể khác.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu được xem là yếu tố tiên quyết để xây dựng một tình bạn tốt đẹp?
Hiểu rõ mong muốn của cả hai trước khi xây dựng mối quan hệ bạn bè.
Chấp nhận bao dung những lỗi lầm của bạn để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn.
Thể hiện cảm xúc chân thật của mình để cả hai hiểu rõ tính cách của nhau hơn.
Giãi bày tất cả câu chuyện của mình để cả hai không có khoảng cách và bí mật với nhau.
Câu 12 (0,5 điểm). Tùng và Hoàng là anh em sinh đôi, cùng học chung một lớp. Tuy nhiên thành tích học tập của hai bạn lại khác xa nhau. Tùng luôn là học sinh giỏi được thầy cô, bạn bè yêu mến, còn Hoàng thì chểnh mảng học tập và xuyên kết giao với bạn xấu. Bố mẹ thường lớn tiếng mắng Hoàng và khen Tùng trước mặt cả 2 bạn. Tùng nên làm gì trong tình huống này?
Tùng nên thông báo tình trạng học tập và các mối quan hệ bạn bè của Hoàng cho bố mẹ biết để có biện pháp mạnh giúp Hoàng cải thiện hơn trong tương lai.
Tùng nên nhẹ nhàng góp ý cho Hoàng chăm chỉ học tập và không nên kết giao với những người bạn không tốt khi bố mẹ phê bình Hoàng.
Tùng nên giữ im lặng khi bố mẹ có sự so sánh giữa hai anh em để tránh xảy ra mâu thuẫn nảy sinh giữa cả hai.
Tùng nên góp ý cho bố mẹ việc mắng Hoàng và khem mình trước mặt hai anh em có thể gây nên sự mâu thuẫn giữa cả hai và mong bố mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo Hoàng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và đề xuất cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn trên mạng xã hội:
- Tình huống 1: Mai đang đi chơi cùng các bạn trên sân trường trong giờ ra chơi thì bỗng có một bạn tiến tới bắt chuyện với Mai và tỏ ý muốn mời Mai tham gia vào câu lạc bộ của bạn. Bạn đó có xin số điện thoại và tài khoản mạng xã hội Facebook để tiện liên lạc và trao đổi nội dung về câu lạc bộ.
- Tình huống 2: Nam thấy trang tin không chính thống của nhà trường trên mạng xã hội có đăng một bài viết và hình ảnh của bạn thân của Nam. Bài viết có nội dung sai sự thật và cố tình dẫn dắt sự tấn công của mọi người về bạn của Nam.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu các biện pháp để thực hiện việc quản lí cảm xúc.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)