A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1. Điền vào chỗ chấm: …………là hành động vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn.
A. Nâng cao bản thân
B. Hoàn thiện bản thân
C. Vượt lên số phận
D. Đối mặt với hoàn cảnh
Câu 2. Đâu không phải là cách xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân theo suy nghĩ tích cực:
A. Nhận định lại tình huống hiện đại để tìm ra mặt tích cực của vấn đề
B. lạc quan, tin tưởng và suy nghĩ của mình
C. Đưa ra quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng bởi người khác.
D. tập trung vào ưu điểm của bản thân.
Câu 3. Thành thường xuyên chăm chỉ tập thể dục thể thao nên cơ thể luôn săn chắc và khỏe mạnh. Trong khi đó, Minh ham chơi game, suốt ngày chỉ ngồi trong phòng với chiếc điện thoại. Thành nên thuyết phục Minh cùng tập luyện bằng cách nào?
A. Lấy mình là một ví dụ cho việc tập thể dục thể thao có lợi cho sức khỏe
B. Nói với bạn đi tập thể dục cùng, nếu bạn không quan tâm thì thôi.
C. Mách với bố mẹ Minh là Minh nghiện game cần phải thúc dục bạn ấy tập thể dục để bớt chơi game lại tốt cho sức khỏe.
D. Chỉ ra lợi ích của việc tập thể dục, khuyên bạn nên có kế hoạch luyện tập, đề xuất đi cùng bạn để bạn có thêm động lực luyện tập.
Câu 4. Đâu không phải là cách thông minh để phát triển sở trường giao tiếng tiếng anh:
A. Tham gia câu lạc bộ tiếng anh của trường.
B. Tăng cường xem các chương trình ti vi, phum, video bằng tiếng anh.
C. Mạnh dạn giao tiếp với khách du lịch nước ngoài bằng tiếng anh khi có điều kiện
D. Đăng kí học trên nhiều app tiếng anh khác nhau.
Câu 5.Đâu là lợi ích của việc nhận thức rõ về các đặc điểm riêng, điểm mạnh, điểm yếu, hứng thú, sở trường của bản thân:
A. giúp bản thân ngày càng tốt hơn mà không cần học tập, rèn luyện
B. giúp bản thân có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.
C. giúp bản thân nhận ra điểm yếu của mình, nhờ người thân giúp đỡ và hoàn thiện.
D. giúp bản thân phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, điều chỉnh bản thân thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống và ngày càng phát triển hơn.
Câu 6. Biện pháp nào dưới đây giúp học sinh rèn luyện sự tự tin tốt hơn:
A. hành động dứt khoát với việc làm mình tự tin, việc nào mình e dè, sợ sãi thì cần xem xét.
B. khám phá những điều mới mẻ của bản thân với điều kiện có người khác giúp đỡ, hỗ trợ.
C. thiết lập những mục tiêu miễn là mình thích và thực hiện.
D. tránh tiếp nhận thông tin hoặc thận trọng với những ai làm mất sự tự tin của mình.
Câu 7. Làm cách nào để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
A. nhờ người thân, bạn bè chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
B. tự suy nghĩ và cảm nhận, đánh giá bản thân
C. tham gia nhiều hoạt động khác nhau để phát hiện điểm yếu, điểm mạnh của bản thân.
D. đi xem tử vi, bói toán theo ngày tháng năm sinh của mình.
Câu 8. Việc làm nào sau đây góp phần xây dựng và phát triển nhà trường trong thời đại công nghệ:
A. thoải mái buông thả lời nói trên mạng xã hội, miễn sao hài hước, độc lạ để được nhiều người quan tâm.
B. thấy thông tin hay thì chia sẻ và đăng tải lên mạng xã hội không cần biết nguồn gốc xuất xứ của thông tin.
C. sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh nhà trường.
D. sử dụng công nghệ thông tin để xem các bài giải sẵn không mất thời gian suy nghĩ.
Câu 9. Việc làm nào sau đây góp phần xây dựng, phát triển nhà trường:
A. hạn chế quảng bá hình ảnh nhà trường
B. tránh né các cuộc gặp mặt với thầy cô do ngại
C. chia bè, chia phái với bạn bè trong lớp
D. xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Câu 10. T thấy L đăng tải lên mạng xã hội và nói không đúng sự thật về một bạn nữ khác lớp. Nếu là T, em sẽ làm gì?
A. Ủng hộ bạn L lớp mình, vào bình luận về bài không đúng sự thật đó.
B. Kêu gọi các bạn trong lớp cùng vào tranh luận về bài viết
C. Giải thích hậu quả và khuyên bạn không nên có những hành vi như vậy.
D. Liên lạc với bạn bị đăng bài không đúng sự thật trao đổi với L để gỡ bài kịp thời.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về chủ đề phấn đấu hoàn thiện bản thân:
A. rèn luyện tính kỉ luật, tuân thủ các quy định chung của nhà trường, cộng đồng trên cơ sở thay đổi những thói quen tích cực, hình thành những thói quen tích cực là hết sức cần thiết đối với học sinh lớp 11 để các em có thể chủ động trong học tập.
B. tự hoàn thiện bản thân và thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện là cách để mỗi cá nhân cùng phát triển để thành công trong cuộc đời.
C. quản lý được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau là năng lực hợp phần quan trọng có năng lực tự chủ và năng lực giao tiếp. Do đó, mỗi người cần tự rèn luyện, phát triển năng lực này.
D. thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí là kĩ năng cần thiết học sinh cần rèn luyện ngay từ bây giờ.
Câu 12. “Sáng chủ nhật, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng thực hiện nếp sống văn minh. Do ngại tham gia nên Nam đã rủ Sơn đi đá bóng”. Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?
A. Nghe theo Nam vì đó không phải là hoạt động bắt buộc, mình chưa tự tin thì mình không tham gia.
B. Báo cáo với cô giáo nhờ cô can thiệp và yêu cầu Nam cần tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
C. Từ chối lời đề nghị của Nam, khuyến khích Nam nên ở nhà học tập thay vì đi đá bóng.
D. Không nghe theo lời Nam, khuyên Nam vượt qua rào cản tâm lí “ngại” để tham gia hoạt động chung, vừa thể hiện tính kỉ luật, đồng thời giúp Nam sẽ dần tự tin hơn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm) Em hãy chỉ ra những khó khăn và thuận lợi khi em phấn đấu tuân thủ nội quy, quy định và cách khắc phục khó khăn.
Câu 2. (2,0 điểm) Chia sẻ tình huống em đã điều chỉnh bản thân dựa trên việc phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu để thích ứng với sự thay đổi.
Câu 3 (1,0 điểm) Xử lí tình huống sau: Ngọc là một đoàn viên hoạt động rất tích cực trong các hoạt động chung ở địa phương. Ngọc được bí thư Đoàn tin tưởng giao nhiệm vụ chuẩn bị cho các hoạt động ở đại hội Đoàn sắp tới. Nhưng vì các bạn đoàn viên phối hợp không tốt nên kết quả không được như bí thư Đoàn mong muốn mặc dù trước đó Ngọc đã rất nhiệt tình và đôn đốc các bạn rất nhiều. Bí thư Đoàn có gặp và hỏi lí do vì sao Ngọc lại không hoàn thành tốt nhiệm vụ như anh đã mong đợi. Nếu là Ngọc em sẽ trình bày như thế nào?
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)