A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, tài chính cá nhân là gì?
Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn.
Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính dài hạn.
Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Câu 2 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về khoản chi linh hoạt ?
Khoản chi linh hoạt bao gồm khoản chi ngoài dự kiến và khoản bắt buộc.
Khoản chi linh hoạt bao gồm khoản chi văn hóa tinh thần, ngoài dự kiến.
Khoản chi linh hoạt bao gồm khoản chi văn hóa tinh thần, ngoài dự kiến và khoản bắt buộc.
Khoản chi linh hoạt bao gồm khoản chi văn hóa tinh thần, ngoài dự kiến, khoản bắt buộc và tiết kiệm.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách xác định các khoản tiết kiệm?
Đưa bố mẹ kinh doanh.
Mở tài khoản cá nhân.
Bỏ ống tiết kiệm.
Đầu tư sinh lời.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, mâu thuẫn, xung đột trong gia đình là gì?
Sự bất đồng về quan điểm, cách thực hiện trong các vấn đề khác nhau giữa hai thành viên trong gia đình.
Sự bất đồng về quan điểm, cách thực hiện trong các vấn đề khác nhau giữa hai hay nhiều thành viên trong gia đình.
Sự bất đồng về quan điểm, suy nghĩ trong các vấn đề khác nhau giữa hai thành viên trong gia đình.
Sự bất đồng về quan điểm, suy nghĩ trong các vấn đề khác nhau giữa hai hay nhiều thành viên trong gia đình.
Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân?
Thẳng thắn chỉ ra những lỗi sai của người thân.
Để người thân tự giác thực hiện những nhiệm vụ được giao.
Luôn giúp đỡ thành viên hoàn thành công việc khi được nhờ cậy.
Lắng nghe, chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải cách thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc người thân?
Bình tĩnh lắng nghe chia sẻ của người thân.
Đặt mình vào vị trí người thân.
Đưa ra những vấn đề khó khăn nhờ người thân giải quyết.
Chủ động trao đổi, chia sẻ.
Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?
Luôn ghi chép chính xác, rõ ràng, cụ thể các khoản thu chi vào sổ theo dõi.
Bám sát kế hoạch tài chính cá nhân, kiểm soát khoản chi đảm bảo kinh tế.
Điều chỉnh kịp thời nếu nhận thấy có sự bất hợp lí trong chi tiêu, kế hoạch chi tiêu với thực tế.
Mua sắm theo các chương trình khuyến mãi để dự trữ các vật phẩm cần thiết khi cần đồng thơi tiết kiệm được so với mua sắm các dịp thông thường.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải mối quan hệ, xung đột trong gia đình?
Bố và mẹ.
Ông bà và bố mẹ.
Hai gia đình hàng xóm.
Anh chị và em.
Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về việc cân đối, điều chỉnh thu chi đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân đã đưa ra?
Thực hiện thống kê lại các khoản đã thu và đã chi từ đó đưa ra kế hoạch mua sắm sao cho khoản chi bằng khoản thu.
So sánh các khoản đã thu chi, đã tiết kiệm được trong một thời gian với kế hoạch tài chính cá nhân dự kiến.
Gia tăng các hoạt động lao động góp phần gia tăng khoản thu nếu khoản thu nhỏ hơn dự kiến.
Giảm thiểu các khoản chi linh hoạt, không thực sự cần thiết nếu khoảnh đã chi vượt quá dự kiến.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải nguyên nhân của các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?
Quan điểm sống.
Sự thay đổi của đồng hồ sinh học cơ thể.
Mong muốn, nhu cầu của các thành viên.
Tính cách, cá tính.
Câu 11 (0,5 điểm). Duy có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Duy có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Duy mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Duy em sẽ làm gì?
Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích.
Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi.
Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện.
Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn.
Câu 12 (0,5 điểm). Ông nội từ quê lên khám bệnh và nghỉ ngơi ở nhà Q vào đúng dịp bố nhiều việc nên thời gian để trò chuyện, đưa ông đi chơi cũng ít hơn. Q nghĩ: “Nhà mình ở chung cư, không có vườn để ông chăm sóc, hàng xóm thì đi làm cả ngày ít người để trò chuyện, chắc ông nhớ quê rồi. Mình có thể làm gì mỗi ngày đề ông vui hơn nhỉ?" Nếu là Q em sẽ làm gì?
Q nhắc nhở bố nên dành nhiều thời gian hơn cho ông.
Q có thể tìm hiểu những sở thích và đam mê của ông nội, và tạo điều kiện cho ông nội thực hiện chúng.
Q có thể gợi ý chi mẹ tìm hiểu những sở thích và đam mê của ông nội, và tạo điều kiện cho ông nội thực hiện chúng.
Q động viên ông giữ gìn sức khỏe và sẽ đưa ông về quê để ông thấy thoải mái hơn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). ). Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huốngsau đây:
-Tình huống 1: Sau giờ học, Nam về nhà và thấy mẹ đang được một nhân viên của công ty thực phẩm chức năng tư vấn về tác dụng của thuốc thải độc cơ thể. Nam thấy mẹ có vẻ khá chăm chú nghe và có ý định mua một hộp thuốc về dùng thử. Tuy nhiên, khi nghe lời giới thiệu của cô nhân viên về thuốc thải độc, Nam thấy không an tâm.
- Tình huống 2: Hà đang tìm mua quà trên mạng để chuẩn bị sinh nhật cho bạn thân. Bạn của Hà thích một chiếc áo sơ mi. Hà đã chọn được một chiếc áo sơ mi khá đẹp, đang giảm giá 30%. Tuy nhiên, Hà đang phân vân vì nếu mua thêm chiếc chân váy thì sẽ được giảm 50%.
- Tình huống 3: Hân đến cửa hàng sách để mua một số dụng cụ học tập. Trên cửa ra vào có tờ quảng cáo “Tặng một phần quà trị giá 30 nghìn đồng cho đơn hàng từ 100 nghìn đồng. Hân nhẩm tính đơn hàng của mình thiếu mất 40 nghìn đồng là đủ điều kiện nhận quà.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hành động thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)