Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 Chân trời ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 chân trời ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Trong trận chiến nào ở Hà Nội tên chỉ huy quân Pháp là Ph. Gác – ni – ê đã bị giết chết? 

       A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873). 

       B. Trận chiến đấu chống quân Pháp của quân triều đình ở cửa ô Thanh Hà (1873).      

       C. Trận chiến đấu chống quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882).   

       D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883).

       Câu 2 (0,25 điểm). Sau thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp có âm mưu gì?  

       A. Cố thủ chờ viện binh.   

       B. Đánh thẳng kinh thành Huế.  

       C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.    

       D. Kéo quân vào đánh Gia Định.  

       Câu 3 (0,25 điểm). Cứ điểm của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ở: 

       A. phòng tuyến Tân Sở thuộc tỉnh Quảng Trị.     

       B. ba làng Mâu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.     

       C. khắp các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.      

       D. Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hóa.    

       Câu 4 (0,25 điểm). Ai là đại diện tiêu biểu của phái chủ chiến trong triều đình Huế?  

       A. Nguyễn Trường Tộ và Phan Thanh Giản.   

       B. Tôn Thất Huyết và Nguyễn Văn Tường.  

       C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.   

       D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận. 

       Câu 5 (0,25 điểm). Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 60 bản điều trần? 

       A. Nguyễn Lộ Trạch.   

       B. Nguyễn Trường Tộ.      

       C. Bùi Viện.  

       D. Phạm Phú Thứ.  

       Câu 6 (0,25 điểm). Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là: 

       A. Quan lại, sĩ phu yêu nước.     

       B. Nông dân.  

       C. Bình dân thành thị. 

       D. Tư sản. 

       Câu 7 (0,25 điểm). Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào? 

       A. 1895 – 1918.      

       B. 1896 – 1914.   

       C. 1897 - 1914   

       D. 1898 – 1918.      

       Câu 8 (0,25 điểm). “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào? 

       A. Phan Bội Châu.    

       B. Phan Châu Trinh.     

       C. Huỳnh Thúc Kháng.    

       D. Lương Văn Can. 

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Lập bảng so sánh khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp theo bảng mẫu sau: 

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Mục đích 

 

 

Thời gian

 

 

Lãnh đạo

 

 

Địa bàn 

 

 

Phương thức đấu tranh

 

 

Tính chất 

 

 

        Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, vì sao các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX đều không thực hiện được? 

       Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Chiếu Cần Vương chỉ là ngọn cờ tập hợp lực lượng mà không giữ vai trò quyết định đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

B

C

B

A

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Lập bảng so sánh khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp. 

Nội dung so sánh

Khởi nghĩa

 Yên Thế

Phong trào

 Cần vương

Mục đích

Giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp

Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến

Thời gian diễn ra

Từ năm 1884 đến năm 1913, kéo dài gần 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Từ năm 1885 đến năm 1896, kéo dài trong hơn 10 năm, ở thời kì Pháp bình định Việt Nam

Lãnh đạo

Nông dân

Các sĩ phu, văn thân yêu nước

Địa bàn hoạt động

Diễn ra tại Yên Thế (Bắc Giang) và vùng rừng núi quanh thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên

ở Bắc Kì và Trung Kì là chủ yếu

Phương thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến

Khởi nghĩa vũ trang

Tính chất 

Phong trào nông dân mang tính tự phát

Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5 điểm

 

 

 

Câu 2

(1,0 điểm)

Những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì: 

- Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữ nông dân với địa chủ phong kiến. 

- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị cải cách, làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến cho xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. 

 

 

0,5 điểm 

 

 

 

0,5 điểm 

Câu 3 

(0,5 điểm)

 Đồng ý với ý kiến “Chiếu Cần Vương chỉ là ngọn cờ tập hợp chứ không giữ vai trò quyết định đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương” 

0,25 điểm

Giải thích: 

- Chiếu Cần Vương chỉ là ngọn cờ tập hợp vì: 

+ Xét về bối cảnh bùng nổ: Phong trào Cần Vương là sự tiếp tục phong trào kháng chiến chống Pháp xân lược ở giai đoạn trước… Tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân chính là mạch ngầm nuôi dưỡng phong trào, là chỗ dựa cho phái chủ chiến trong triều hành động. Chiếu Cần Vương chỉ là khời nguồn cho mạch ngầm ấy tiếp tục chảy. 

+ Xét về mục đích của phong trào: Mục đích lớn nhất là đánh giặc cứu nước, đó là yêu cầu chung của cả dân tộc chứ không phải chỉ là “Cần vương” – giúp vua, thực hiện nghĩa vụ “trung quân”, đánh đuối quân xâm lược Pháp để khôi phục nhà nước phong kiến đã sụp đổ. 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 20. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

2

 

 

1

 

 

 

1

2

2

2,5

Bài 22. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

2

 

 

 

 

1

 

 

2

1

1,5

Bài 23. Việt Nam đầu thế kỉ XX

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Tổng số câu TN/TL

8

0

0

1

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

2,0

0

0

1,5

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)

Nhận biết

- Nhận biết trận chiến nào ở Hà Nội tên chỉ huy quân Pháp là Ph. Gác – ni – ê đã bị giết chết. 

- Nhận biết âm mưu của thực dân Pháp sau thất bại ở Đà Nẵng. 

1

 

 

 

 

1

 

C1

 

 

 

 

C2

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Nhận biết

- Nhận biết cứ điểm được xây dựng trong khởi nghĩa Ba Đình. 

- Nhận biết đại diện tiêu biểu của phái chủ chiến trong triều đình Huế. 

1

 

 

 

1

 

C3

 

 

 

C4

 

Thông hiểu 

Lập bảng so sánh khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp. 

 

1

 

C1

(TL)

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

3. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Nhận biết

- Nhận biết người đã kiên trì gửi lên triều đình 60 bản điều trần. 

- Nhận biết lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. 

1

 

 

 

1

 

C5

 

 

 

C6

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

Lí giải vì sao các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX đều không thực hiện được. 

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

4. Việt Nam nửa dầu thế kỉ XX

 

Nhận biết

- Nhận biết thời gian chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam. 

- Nhận biết quan điểm cứu nước “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của nhà cách mạng nào. 

1

 

 

 

 

 

1

 

C7

 

 

 

 

 

C8

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 8 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 8 chân trời, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net