Giải chi tiết Hóa học 12 KNTT bài 30 Ôn tập chương 8

Hướng dẫn giải chi tiết bài 30 Ôn tập chương 8 bộ sách mới Hóa học 12 kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC

II. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Cấu hình electron của Fe2+

A. 1s22s22p63s23p63d64s2.

B. 1s22s22p63s23p63d6.

C. 1s22s22p63s23p64s23d6.

D. 1s22s22p63s23p63d44s2.

Bài làm chi tiết:

Chọn đáp án D vì Fe có Z = 26e, như vậy Fe2+ có 24e. Thứ tự cấu hình electron là phân lớp 4s trước phân lớp 3d.

Câu hỏi 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 3d chưa bão hoà.

B. Tất cả các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất đều là kim loại.

C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 đều là nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất.

D. Tất cả các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều là kim loại nặng.

Bài làm chi tiết:

Chọn đáp án B. Vì:

- Đáp án A sai vì Cu có phân lớp 3d10 bão hoà.

- Đáp án C sai vì có những nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 nhưng không là nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất như: Zn, Ga, Ge,…

- Đáp án D sai vì trong nguyên tố dãy thứ nhất có Ti và Sc không phải là kim loại nặng.

Câu hỏi 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại nhóm IA và nhóm IIA.

B. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá.

C. Tất cả hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu.

D. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 4s đã bão hoà.

Bài làm chi tiết:

Chọn đáp án B. Vì:

- Đáp án A sai vì kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất khó nóng chảy.

- Đáp án C sai vì ví dụ như TiO2 là một hợp chất không có màu.

- Đáp án D sai vì cấu hình electron của Cu không có phân lớp 4s đã bão hoà.

Câu hỏi số 4: Hãy chỉ ra phối tử và nguyên tử trung tâm trong phức chất [Zn(OH)4]2- và [PtCl2(NH3)2].

Bài làm chi tiết:

[Zn(OH)4]2-:

- Phối tử: OH-

- Nguyên tử trung tâm: Zn2+

[PtCl2(NH3)2]

- Phối tử: NH3 và Cl-

- Nguyên tử trung tâm: Pt2+

Câu hỏi 5: Xét phản ứng sau:

[PtCl4]2- + 2NH3 → [PtCl2(NH3)2] + 2Cl-

Hãy cho biết trong phản ứng trên có bao nhiêu phối tử Cl- trong phức chất [PtCl4]2- đã bị thế bởi phối tử NH3.

Bài làm chi tiết:

Trong phản ứng trên có 2 phối tử Cl- trong phức chất bị thế bởi phối tử NH3.

Câu hỏi 6: Hãy cho biết dạng hình học có thể có của phức chất có công thức tổng quát [ML4] (bỏ qua điện tích của phức chất).

Bài làm chi tiết:

Dạng hình học có thể có: dạng tứ diện hoặc dạng vuông phẳng vì phức chất có 4 phối tử.

Câu hỏi 7: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào AgCl thu được phức chất [Ag(NH3)2]+. Hãy cho biết dấu hiệu chứng tỏ phản ứng tạo phức chất [Ag(NH3)2]+ xảy ra.

Bài làm chi tiết:

Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào AgCl thấy kết tủa tan, điều đó chứng tỏ phức chất được tạo thành.

Tìm kiếm google:

Giải Hóa học 12 kết nối tri thức, giải bài 30 Ôn tập chương 8 hóa học 12 kết nối, giải hóa học 12 KNTT bài 30 Ôn tập chương 8

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 12 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net