Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều CĐ 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học

Giải CĐ 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

II. Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học 

Đọc các văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Câu 1: Các tác giả trên thuộc trường phái văn học nào (hiện thực chủ nghĩa, lãng mạn chủ nghĩa, cách mạng)?

Bài làm chi tiết:

- Các tác giả: Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Xuân Diệu đều thuộc trường phái văn học lãng mạn chủ nghĩa. 

 

Câu 2: Nêu điểm giống nhau của các bài thơ trên ở các phương diện: 

- Đặc điểm hình thức và thể loại 

- Hiện thực đời sống được khắc họa 

- Cảm xúc, tâm trạng của các chủ thể trữ tình 

Bài làm chi tiết:

Phương diện

Điểm chung 

Đặc điểm hình thức và thể loại

- Số chữ trong các câu đều bằng nhau.

- Thể thơ tự do 

Hiện thực đời sống được khắc họa

Qua các tác phẩm, ta thấy được hiện thực cuộc sống xung quanh các tác giả. Bởi thơ ca đã gửi gắm những cảm xúc, những trải nghiệm, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống và những hình ảnh trong bài thơ là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nhà thơ.

Cảm xúc, tâm trạng của các chủ thể trữ tình

Bài thơ thể hiện tâm trạng của “cái tôi trữ tình” cô đơn, thấm đượm nỗi sầu nhân thế.

 

Câu 3: Đặc điểm hình thức, thể loại và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc trong những văn bản trên có gì khác với các bài thơ trung đại mà em biết? 

Bài làm chi tiết:

Khác nhau: 

*Đặc điểm hình thức:

- Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Các văn bản thơ trên lại thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc đó, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) ngôn ngữ thơ gần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gần với đời sống. 

*Thể loại: 

- Thơ trung đại thường thể hiện sự phản ánh xã hội, sự thất vọng về thế giới hiện thực và thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống. Các văn bản thơ trên chủ yếu tập trung vào cá nhân, sự thể hiện của bản thân và quan điểm, cảm xúc cá nhân. 

*Về nội dung, cách thể hiện tình cảm, cảm xúc: 

- Thơ trung đại thường diễn đạt tình cảm và tâm trạng qua việc ẩn dụ và sử dụng ngôn ngữ phức tạp, tạo nên sự mập mờ và không rõ ràng. Các văn bản thơ trên thường diễn đạt tình cảm và tâm trạng của tác giả một cách thẳng thắn, mở lời, chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân, một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận. 

 

Câu 4: Tìm hiểu một số bài thơ của Hồ Chí Minh hoặc Tố Hữu trước Cách mạng tháng Tám 1945, từ đó, chỉ ra điểm khác nhau về cái “tôi” trữ tình trong những bài thơ này so với một trong bốn văn bản thơ trên. 

Bài làm chi tiết:

 

Tức cảnh Pác Bó

Nhật kí trong tù

Đây thôn vĩ dạ

Đôi nét về tác phẩm

- HCST: 2/1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Bố cục: 

+ Phần 1: 3 câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó

+ Phần 2: câu thơ cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng

- Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

- HCST: 8/1942 HCM với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa năm trời đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt gia 13 tháng (8/1942-9/1943) và đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. 

- Số lượng tác phẩm: 133 bài

- Nội dung chính:

+ Phản ánh chân thực chế độ nhà tù độc ác dã man, vô nhân đạo của chính quyền TGT.

+ Thể hiện chân dung tự họa của người tù vĩ đại.

- HCST: Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ điên về sau đổi thành Đau thương. 

- Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm ảnh về phong cảnh Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc- người mà Hàm Mặc Tử ôm ấp mối tình đơn phương khi còn làm ở sở Đạc Điền

- Bố cục:

+ Đoạn 1: vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ

+ Đoạn 2: cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ

+ Đoạn 3: hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi

- Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

Điểm khác 

Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của nhân vật tữ tình:

+ Dù cuộc sống thiếu thốn những Người vẫn giữ tinh thần lạc quan, với giọng điệu hóm hỉnh, vui tươi

+ Sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Dù sống trong thiếu thốn, người thi sĩ vẫn thật là “sang”

+ Bài thơ cũng thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân của Bác. Người vui vì được hoạt động cách mạng để thực hiện lí tưởng đẹp đẽ của mình, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

- Thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Có thể coi “Nhật kí trong tù” như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Bác.

- Trong tác phẩm, chân dung Người hiện ra là hình nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng lo lắng vì Tổ quốc, khát khao tự do và là người chiến sĩ kiên cường bất khuất. Dù bị đày ải, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

- Tập thơ của làm nổi bật lên tình thường yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

- Ông thể hiện sự yêu thương đối với thiên nhiên, với cuộc sống thôn quê một cách say đắm. 

- Bài thơ thể hiện một tâm hồn phức tạp và bí ẩn của người thơ. Trong bài thơ này, người đọc được tiếp xúc với nhiều chiều sâu của cái tôi trong Hàn Mặc Tử, từ sự khao khát và tin yêu cuộc sống đến nỗi cô đơn và hoài nghi về tình người và tình đời.

- Tâm hồn phức tạp của Hàn Mặc Tử thể hiện qua sự đan xen giữa khao khát và hoài nghi. Ông khao khát tình yêu cuộc sống và tin rằng cuộc sống có ý nghĩa và giá trị đáng sống.

 

 

Câu 5: Các tác phẩm nêu trên cho thấy nét đặc trưng nào của trường phái văn học lãng mạn?

Bài làm chi tiết:

Nét đặc trưng của trường phái văn học lãng mạn: nhấn mạnh vào tính cá nhân và những cảm xúc đơn thuần bên trong nội tâm con người, thay vì những vấn đề mang tính xã hội. 

 

Câu 6: Ý nghĩa, giá trị hoặc đóng góp của trường phái văn học lãng mạn đối với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thể loại văn học nói riêng là gì? 

b) Từ các nội dung nêu trên, hãy nêu các bước tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học theo các từ khóa cho trước như sau: 

Bài làm chi tiết:

Xác định các tác giả => Tìm hiểu bối cảnh ra đời, các tuyên ngôn về nghệ thuật và tư tưởng => Phân tích, khái quát hóa những điểm chung trong tác phẩm về nội dung và nghệ thuật => So sánh với một số tác giả, tác phẩm thuộc trào lưu văn học khác => Đánh giá chung về phong cách sáng tác.

 

3. Thực hành tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học. 

Câu 1: Tóm tắt các yêu cầu cần chú ý khi tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học bằng 10 – 15 từ khóa. 

Bài làm chi tiết:

Những yêu cầu cần chú ý khi tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học là: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật, phong cách sáng tác.

 

Câu 2: Hãy trình bày các bước tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học.

Bài làm chi tiết:

Các bước tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: 

  1. Xác định các tác giả thuộc trường phái văn học đó 

  2. Tìm hiểu bối cảnh ra đời, các tuyên ngôn về nghệ thuật và tư tưởng của trường phái văn học đó (có thể qua các phát ngôn trực tiếp của các nhà văn hoặc gián tiếp thông qua tác phẩm) 

  3. Lựa chọn một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (tham khảo ý kiến của chuyên gia, các bài nghiên cứu văn học sử,...) 

  4. Đọc hiểu các tác phẩm điển hình của các nhà văn hiện thực tiêu biểu, phân tích và rút ra những đặc điểm chính về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp...) 

  5. Tìm và khái quát hóa những điểm chung trong các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trên về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp...)

  6. So sánh với một số tác giảm tác phẩm thuộc trào lưu văn học khác 

  7. Đánh giá chung về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 

 

Câu 3: Hãy nêu một tác phẩm mà em cho là tiêu biểu nhất cho trường phái văn học lãng mạn hoặc hiện thực Việt Nam và giải thích sự lựa chọn ấy. 

Bài làm chi tiết:

Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong trường phái văn học hiện thực Việt Nam không thể không kể đến Sống mòn của Nam Cao. Bởi truyện của Nam Cao thường đậm đà ý vị triết lý, mang nặng suy nghĩ. Ðó là những suy nghĩ được vắt ra từ cuộc sống vất vả, lầm than, từ những giằng xé của một tâm hồn trung thực cố bám sát vào cuộc sống và vươn tới chân lý. Sống mòn nói lên bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, cái xã hội tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của mình, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính của con người. Với một tâm hồn dịu dàng, nhạy cảm với đôi mắt sắc sảo tinh tế, Nam Cao đã phơi bày không che đậy lối "Sống mòn" đang phổ biến. Một mặt Nam Cao lên án nghiêm khắc cái xã hội đẩy con người vào tình trạng giam hãm lâu đời trong cái khổ, trong sự tù túng và dốt nát. Mặt khác, nhà văn đã thức tỉnh trong con người nỗi "ghê sợ " lối sống mòn dung tục và niềm khao khát một cuộc sống đẹp, ý nghĩa.

 

Câu 4: Cá nhân hoặc nhóm thực hành nghiên cứu Tìm hiểu phong cách sáng tác của trường phái (trào lưu) văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 theo các bước trong bảng trên. 

Bài làm chi tiết:

 Bước 1: Xác định các tác giả thuộc trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.

Bước 2: Tìm hiểu bối cảnh ra đời, các tuyên ngôn về nghệ thuật tư tưởng của trường phái văn học hiện thực (có thể qua các phát ngôn trực tiếp của các nhà văn hoặc gián tiếp thông qua tác phẩm).

* Bối cảnh ra đời:

Vào những năm 40 của thế kỉ XIX trở đi chủ nghĩa hiện thực trong văn học đã bước sang một giai đoạn phát triển hoàn chỉnh và rực rỡ, mang cảm hứng phân tích mới về hiện thực đó là phê phán. Từ đây chủ nghĩa hiện thực mang tên mới: chủ nghĩa hiện thực phê phán. 

Đến khoảng những năm 30 của thế kỉ XX cây bút hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là người bắt đầu đi theo khuynh hướng tả chân, lấy cuộc sống hiện thời, lấy cái đã và đang xảy ra làm nội dung tác phẩm. Và từ những năm 1930 đến trước 1945 khuynh hướng văn học hiện thực phát triển rầm rộ, quy mô, nhiều cây bút tài năng đã xuất hiện như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp…và Nam Cao được đánh giá là người có công đưa văn học hiện thực lên một trình độ mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát hiện thực.

* Các tuyên ngôn về nghệ thuật tư tưởng của trường phái văn học hiện thực:

- “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”

Trích trong tác phẩm “Trăng sáng” của Nam Cao 

- “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một các gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay.” 

Trích trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao 

Bước 3: Lựa chọn một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (tham khảo ý kiến của chuyên gia, các bài nghiên cứu văn học, sử,...)

Các tác phẩm tiêu biểu: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo…

Bước 4: Đọc hiểu các tác phẩm điển hình của các nhà văn hiện thực tiêu biểu, phân tích và rút ra những đặc điểm chính về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt chuyện, nhân vật, bút pháp....)

- Cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực 1930 – 1945 khá đa dạng. Trong sáng tác của mỗi nhà văn hiện thực, cảm hứng chủ đạo cũng có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, nó đều hướng đến việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi. Điều này cho thấy mặt tích cực, tiến bộ của trào lưu văn học này.

- Các nhà văn hiện thực trong giai đoạn 1930-1945 hiểu rõ thiên chức của mình. Họ chủ động trên những trang viết, có vốn sống phong phú. Kiến thức rộng để có thể tạo được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Ngoài thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán giai đoạn này còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật. 

Bước 5: Tìm và khái quát hóa những điểm chung trong các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trên về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt chuyện, nhân vật, bút pháp....)

Đề tài chung của các tác phẩm trên là đời sống nghèo khổ, bấp bênh, tủi nhục của các tầng lớp ở dưới đáy xã hôi; nhân vật chính thường là những người có số phận bất hạnh do sự xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh. Tiêu biểu có thể kể đến: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo…

Cảm hứng chung đều hướng đến việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi.

Ngoài thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán giai đoạn này còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật.

Bước 6: So sánh với một số tác giả, tác phẩm thuộc trào lưu văn học khác

Văn học lãng mạn Việt Nam (1932 – 1945)

Văn học hiện thực phê phán (1930 – 1945)

Thế Lữ và “Cây đàn muôn điệu” cho người ta nghe thấy được những thanh âm của chủ nghĩa “nghệ thuật vị nghệ thuật”, đề cao sự tự do tuyệt đối của cái tôi nghệ sĩ, khi sáng tác.

Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng sâu sắc từ trường phái thơ tượng trưng, siêu thực của Pháp. Ông cho rằng khi thi sĩ sáng tác tức là anh ta ở trong trạng thái mê sảng, chiêm bao. Điều đó thể hiện qua tác phẩm Thơ điên (1938) với câu thơ “Tôi làm thơ?.... Nghĩa là tôi đã mất trí, tôi đã phát điên”.

Với Nguyễn Công Hoan, ông phê phán kịch liệt xã hội thực dân phong kiến đương thời với những sản phẩm thối nát của nó. Đồng thời là thái độ bênh vực những người nghèo khổ. Những truyện ngắn trào phúng có tính đả kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan như: “Đồng hào có ma”, “Tinh thần thể dục”

Với Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bi hài kịch. Lòng căm thù chính là sức mạnh nghệ thuật của tài năng văn chương ở ông. Trong tiểu thuyết “Số đỏ”, nhà văn đã bộc lộ lòng căm thù mãnh liệt đối với bọn thực dân, quan lại, địa chủ, tư sản… những loại người đểu giả và lố lăng. Mặt khác, còn là niềm say mê khám phá các thói tật, các mặt xấu, những cái vô nghĩa lý đáng cười ở con người. 

Bước 7: Đánh giá chung về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Văn học hiện thực 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời cuộc. Nhưng dù xã hội có thay đổi như thế nào thì những trang viết về cuộc đời vẫn sống mãi. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã phản ánh đúng đặc trưng của thời đại góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.

 

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề CĐ 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác SGK chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều CĐ 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net