Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 CTST Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên . Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi hay, ôn tập nội dung chính bài học. Có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Triều Trần được thành lập vào năm bao nhiêu?

  • A. 1226.
  • B. 1227.
  • C. 1228.
  • D. 1229.

Câu 2: Dưới triều đại này, các vua từng bước tiến hành:

  • A. Công cuộc khôi phục kinh tế, cải tổ đất nước.
  • B. Công cuộc xây dựng đất nước, củng cố bộ máy chính quyền.
  • C. Công cuộc cải cách mở cửa.
  • D. Công cuộc đổi mới kinh tế, xóa nạn mù chữ.

Câu 3: Sau một thời gian vị trì, vua Triều Trần thường:

  • A. Nhường ngôi cho các tướng giỏi.
  • B. Nhường ngôi cho em trai.
  • C. Nhường ngôi cho cháu rể.
  • D. Nhường ngôi cho con và trở thành Thái Thượng hoàng.

Câu 4: Triều Trần có những chính sách nào để phát triển kinh tế?

  • A. Khuyến khích trồng lúa, chăn nuôi.
  • B. Đắp đê, khuyến khích sản xuất.
  • C. Khuyến khích chăn nuôi, thi cử.
  • D. Ưu đãi để phát triển nông nghiệp.

Câu 5: Triều Trần tuyển được nhiều người tài giúp vua bằng cách nào?

  • A. Lấy đỗ Bảng nhân.
  • C. Lấy đỗ Tam khôi.
  • B. Lấy đỗ Trạng nguyên.
  • D. Lấy đỗ Thám hoa.

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Triều Trần?

  • A. Dưới triều đại này, các vua từng bước tiến hành công cuộc xây dựng đất nước.
  • B. Các vua thường nhường ngôi cho con sau một thời gian trị vì.
  • C. Năm 1227, Triều Trần được thành lập.
  • D. Sau khi nhường ngôi cho con, các vua trở thành Thái Thượng hoàng.

Câu 2: Đâu là chính sách để phát triển kinh tế ở Triều Trần?

  • A. Đắp đê, khuyến khích sản xuất.
  • B. Chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp.
  • C. Chính sách quân điền.
  • D. Chính sách ngụ binh ư nông.

Câu 3: Nội dung nào sau đây đúng khi nói đến cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần?

  • A. Quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược trong ba năm 1248, 1284, 1287 – 1288.
  • B. Quân dân nhà Trần đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.
  • C. Quân dân nhà Trần đã hai lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.
  • D. Quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược trong ba năm 1238, 1285, 1287 – 1288.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Trần Nhân Tông là vị vua thứ mấy của Triều Trần?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 2: Ai là người lãnh đạo nhân dân chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba?

  • A. Trần Nhân Tông.
  • C. Trần Thánh Tông.
  • B. Trần Anh Tông.
  • D. Trần Hiền Tông.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thầy giáo Chu Văn An?

  • A. Tính tình cương nghị, giữ mình trong sạch, không cầu lợi lộc.
  • B. Là người có học vấn tinh thông.
  • C. Ông nổi tiếng cả nước và có nhiều học trò.
  • D. Là người văn võ song toàn, có mưu trí hơn người.

Câu 4: Tại sao Chu Văn An treo mũ áo từ quan, về quê dạy học?

  • A. Vì ông không được vua chấp thuận “Thất trảm sớ”.
  • B. Vì ông không quen với cảnh chốn quan trường.
  • C. Vì ông muốn về quê dạy học cho học sinh nghèo.
  • D. Vì ông muốn để các học trò vào triều làm quan.

Câu 5: Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 do ai lãnh đạo?

  • A. Trần Anh Tông.
  • C. Trần Quốc Tuấn.
  • B. Trần Thánh Tông.
  • D. Trần Hiền Tông.

Câu 6: Phạm Ngũ Lão có xuất thân như thế nào?

  • A. Từ gia đình quan lại cấp thấp.
  • B. Từ gia đình địa chủ.
  • C. Từ gia đình tri thức nghèo.
  • D. Từ gia đình nông dân.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần?

  • A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
  • B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
  • C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
  • D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Chăm-pa giúp sức.

Câu 2: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Quốc Toản.
  • C. Trần Quang Khải.
  • D. Trần Quốc Tuấn.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống, Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 CTST Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống, Câu hỏi trắc nghiệm Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống lịch sử và địa lí 5 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net