A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Triệu Đà xâm lược và biến Âu Lạc thành một bộ phận của Nam Việt vào năm nào?
A. 179 TCN.
- B. 178 TCN.
- C. 177 TCN.
- D. 176 TCN.
Câu 2: Triều đại phong kiến Phương Bắc đã thay nhau cai trị nước ta trong bao nhiêu năm?
- A. 1000 năm.
- C. 2000 năm.
B. Hơn 1000 năm.
- D. Hơn 2000 năm.
Câu 3: Mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập trong thời kì Bắc thuộc là cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Bà Triệu.
- C. Khúc Thừa Dụ.
- B. Mai Thúc Loan.
D. Hai Bà Trưng.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào?
- A. Năm 30.
B. Năm 40.
- C. Năm 50.
- D. Năm 60.
Câu 5: Chiến thắng nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- A. Chiến thắng Như Nguyệt.
- B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Bạch Đằng.
- D. Chiến thắng Đông Bộ Đầu.
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh trong thời kì Bắc thuộc?
- A. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- B. Chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
C. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra vào năm 938.
- D. Thời kì này có nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không phải là cuộc khởi nghĩa giành độc lập thời kì Bắc thuộc?
A. Rạch Gầm – Xoài Mút.
- C. Mai Thúc Loan.
- B. Hai Bà Trưng.
- D. Bà Triệu
Câu 3: Nội dung nào dưới đây đúng với cuộc đấu tranh trong thời kì Bắc thuộc?
- A. Trận Như Nguyệt đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- B. Chiến thắng ở Đông Bộ Đầu làm cho quân Nguyên Mông tháo chạy về Vân Nam.
- C. Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang khiến cho tướng nhà Minh hết hi vọng và quyết định giảng hòa với Lê Lợi.
D. Chiến thắng Bạch Đằng đã giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Em hãy cho biết lời thề dưới đây của ai?
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng..”
A. Trưng Trắc.
- C. Bà Triệu.
- B. Trưng Nhị.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 2: Lý Bí lãnh đạo nhân dân phất cờ khởi nghĩa chống lại kẻ thù nào?
- A. Nhà Ngô.
- C. Nhà Thanh.
B. Nhà Lương.
- D. Nhà Minh.
Câu 3: Lý Bí có xuất thân như thế nào?
A. Trong một gia đình hào trưởng ở Phổ Yên.
- B. Trong một gia đình nhà Nho.
- C. Trong một gia đình đại quý tộc ở Mê Linh.
- D. Trong một gia đình nhà nông.
Câu 4: Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở đâu?
- A. Mê Linh.
- C. Phổ Yên.
B. Cửu Chân.
- D. Đường Lâm.
Câu 5: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Trong … của nhân dân ta xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền,…
- A. cuộc đấu tranh chống quân Thanh.
- B. cuộc khởi nghĩa chống quân Nguyên – Mông.
- C. cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược.
D. cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.
Câu 6: Khi nghe tin Dương Đình Nghệ bị giết, Ngô Quyền đã mang quân từ đâu ra Bắc?
- A. Cửu Chân.
- C. Phổ Yên.
B. Ái Châu.
- D. Bắc Sơn.
Câu 7: Tại sao lại nói: “Trận Bạch Đằng lịch sử vang dội đến ngàn thu”?
- A. Vì tài trí của Ngô Quyền còn lưu dấu ấn mãi về sau.
- B. Vì là cuộc chiến thắng đánh dấu tên tuổi của Ngô Quyền.
C. Vì đã mở ra thời kì độc lập của dân tộc.
- D. Vì là cuộc chiến trên sông đầu tiên của nước ta.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Vì sao nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến Bắc thuộc?
A. Vì căm thù giặc sâu sắc chế độ tàn bạo của kẻ thù.
- B. Vì bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
- C. Vì bị mất ruộng đất quá nhiều.
- D. Vì đời sống gặp nhiều khó khăn.
Câu 2: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Quốc thời nào?
- A. Nhà Triệu.
C. Nhà Hán, Đường.
- B. Nhà Hán.
- D. Nhà Tống, Đường.