Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 CTST Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 . Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi hay, ôn tập nội dung chính bài học. Có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Tháng 12 – 1953, Trung ương Đảng quyết định:

  • A. Mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • B. Mở chiến dịch Việt Bắc – Thu đông.
  • C. Mở chiến dịch Hoàng Hoa Thám.
  • D. Mở chiến dịch Tây Bắc.

Câu 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt?

  • A. Hai đợt.
  • B. Ba đợt.
  • C. Bốn đợt.
  • D. Năm đợt.

Câu 3: Đợt một của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4.
  • B. Từ ngày 17 – 3 đến ngày 19 – 3.
  • C. Từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5.
  • D. Từ ngày 13 – 3 đến ngày 17 – 3.

Câu 4: Quân ta đánh vào hầm chỉ huy của quân Pháp khi nào?

  • A. Vào 17 giờ 30 phút, ngày 7 – 5 – 1954.
  • B. Vào 17 giờ 30 phút, ngày 8 – 5 – 1954.
  • C. Vào 17 giờ 30 phút, ngày 26 – 4 – 1954.
  • D. Vào 17 giờ 30 phút, ngày 30 – 3 – 1954.

Câu 5: Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với sự hi sinh của:

  • A. Nguyễn Văn Cừ, Võ Thị Sáu, Trường Chinh.
  • B. Tôn Thất Thuyết, Trần Can, Lê Lai.
  • C. Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót.
  • D. Nguyễn Văn Trỗi, Võ Như Hưng, Tạ Thị Kiêu.

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Tháng 12 – 1953, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • B. Chiến dịch Điện Biên Phủ - tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Mĩ.
  • C. Điện Biên Phủ được xây dựng tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bốn đợt. 

Câu 2: Đâu không phải là đợt diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Đợt 1 từ ngày 13 – 3 đến 17 – 3.
  • B. Đợt 2 từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4.
  • C. Đợt 3 từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5. 
  • D. Đợt 4 từ ngày 8 – 5 đến ngày 12 – 5.

Câu 3: Tấm gương nào dưới đây không phải tấm gương anh hùng trong chiến địch Điện Biên Phủ?

  • A. Bế Văn Đàn.
  • C. Phan Đình Giót.
  • B. Tô Vĩnh Diện.
  • D. Nguyễn Văn Trỗi.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dân ta đã làm gì?

  • A. Kéo những bao gạo, muối nặng hàng tán băng đèo, băng suối để tiếp tế cho bộ đội quân ta.
  • B. Kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn băng dẻo cao, vượt suối sâu trong đièu kiện vô cùng khắc nghiệt.
  • C. Chế tạo ra nhiều vũ khí, tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm.
  • D. Tăng cường tham gia cuộc tuyển chọn binh lính tham gia nhập ngũ chiến đấu.

Câu 2: Ai là người đã quên mình lao ra chèn pháo?

  • A. Nguyễn Văn Trỗi.
  • C. Tô Vĩnh Diện.
  • B. Võ Thị Sáu.
  • D. Phan Đình Giót.

Câu 3: Câu nói sau đây của ai? 

“Quyết hi sinh vì Đảng, vì dân.”

  • A. Trường Chinh.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • B. Chu Bá Thệ.
  • D. Phan Đình Giót.

Câu 4: Ai là người lấy thân mình làm giá súng?

  • A. Bế Văn Đàn.
  • C. Tạ Thị Kiêu.
  • B. Trần Can.
  • D. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 5: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo…, gần biên giới với Việt Lào. 

  • A. nằm ở vùng núi Đông Bắc.
  • B. nằm ở vùng núi Nam Trung Bộ.
  • C. nằm ở vùng núi Tây Bắc.
  • D. nằm ở vùng núi Trung Bộ.

Câu 6: Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

  • A. Tô Vĩnh Diện.
  • C. Phan Đình Giót.
  • B. Bế Văn Đàn.
  • D. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 7: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Để góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ”…”, đã có nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng của bộ đội ta.

  • A. Nam Bắc sum họp một nhà.
  • B. lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
  • C. thống nhất đất nước.
  • D. dấu mốc quan trọng của lịch sử nước nhà.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Phương châm tác chiến của Bộ chính trị Trung ương Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:

  • A. Đánh chắc, tiến chắc.
  • B. Đánh nhanh, thắng nhanh.
  • C. Kết hợp giữa đánh và đàm phán.
  • D. Đánh lâu dài.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là sai về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ?

  • A. Đây là chiến dịch diễn ra trong hoàn cảnh hai bên có sự chuẩn bị chu đáo.
  • B. Chiến dịch đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng hai phía.
  • C. Có tác dụng quyết định đến thắng lợi trên các mặt trận khác.
  • D. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên và lớn nhất của quân đội ta.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm, Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 CTST Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm, Câu hỏi trắc nghiệm Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm lịch sử và địa lí 5 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net