A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)
Câu 1: Năm 2021, số dân Việt Nam khoảng bao nhiêu nghìn người?
A. 98 504.
- C. 99 504.
- B. 97 504.
- D. 96 504.
Câu 2: Số dân Việt Nam xếp thứ bao nhiêu trên thế giới năm 2021?
- A. Thứ 12.
- B. Thứ 13.
- C. Thứ 14.
D. Thứ 15.
Câu 3: Năm 2021, số dân Việt Nam xếp thứ mấy ở khu vực Đông Nam Á?
- A. Thứ nhất.
- B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
- D. Thứ tư.
Câu 4: Dân số Việt Nam tăng nhanh gây ảnh hưởng gì?
A. Sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- B. Thị trường tiêu thụ, sự phát triển kinh tế.
- C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- D. Thị trường tiêu thụ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Câu 5: Từ năm 1979 đến năm 2021, dân số Việt Nam tăng bao nhiêu nghìn người?
- A. 42 762.
- C. 44 762.
B. 43 762.
- D. 41 762.
Câu 6: Năm 2021, mật độ dân số Việt Nam như thế nào?
- A. Cao gấp 4 lần so với mức trung bình thế giới.
- B. Cao gấp 3 lần so với mức trung bình thế giới.
- C. Cao gấp 6 lần so với mức trung bình thế giới.
D. Cao gấp 5 lần so với mức trung bình thế giới.
Câu 7: Phần lớn dân cư sinh sống ở đâu?
A. Ở các khu vực đồng bằng.
- B. Tập trung chủ yếu ở vừng đồi núi.
- C. Ở các tỉnh ven biển.
- D. Tập trung chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ.
Câu 8: Khoảng 2/3 dân cư tập trung ở đâu?
- A. Khu vực thành thị.
C. Khu vực nông thôn.
- B. Khu vực ngoại thành.
- D. Khu vực đồi núi.
Câu 9: Năm 2021, số dân ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?
- A. 15 275 nghìn người.
- C. 16 275 nghìn người.
B. 14 275 nghìn người.
- D. 17 275 nghìn người.
Câu 10: Số dân ở đồng bằng Bắc Bộ năm 2021 là bao nhiêu?
- A. 22 872 nghìn người.
- C. 23 872 nghìn người.
- B. 20 872 nghìn người.
D. 21 872 nghìn người.
Câu 11: Nơi tập trung dân cư quá đông sẽ gây khó khăn gì?
- A. Thiếu lao động, thiếu nguồn nhân lực.
- B. Có nhiều việc làm hơn.
C. Giải quyết việc làm, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
- D. Không đủ lương thực, thực phẩm.
Câu 12. Nơi dân cư thưa thớt sẽ gây khó khăn gì?
A. Gây thiếu lao động.
- B. Giải quyết việc làm.
- C. Ùn tắc giao thông.
- D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 13. Việc phân bố dân cư chưa hợp lí gây bất lợi điều gì?
- A. Gây ra ô nhiễm môi trường.
- B. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.
C. Cho sự phát triển kinh tế và đời sống người dân.
- D. Không phát triển được kinh tế.
Câu 14. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- A. 50.
- B. 51.
- C. 53.
D. 54.
Câu 15. Dân tộc nào có số lượng đông nhất Việt Nam?
- A. Thái.
- C. Khơ-me.
B. Kinh.
- D. Mông.
Câu 16: Nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện ở đâu?
- A. Tiếng nói, nơi ở, kinh tế, nếp sống…
- B. Phong tục, tập quán, tiền tệ, tín ngưỡng…
C. Tiếng nói, nếp sống, phong tục, tín ngưỡng…
- D. Tín ngưỡng, tiền tệ, nếp sống, tiếng nói…
Câu 17: Những nét văn hóa riêng đã tạo nên điều gì?
A. Sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
- B. Có nhiều lễ hội khác nhau.
- C. Có nhiều trang phục khác nhau.
- D. Sự đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về dân cư Việt Nam?
A. Việt Nam là nước ít dân.
- B. Việt Nam là nước đông dân.
- C. Năm 2021, số dân Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới.
- D. Năm 2021, số dân Việt Nam khoảng 98 504 nghìn người.
Câu 2: Ý nào dưới đây đúng khi nói về gia tăng dân số của Việt Nam?
- A. Số dân Việt Nam tăng chậm.
- B. Hiện nay, tốc độ gia tăng dân số ở Việt Nam vẫn tăng nhanh.
C. Cung cấp nguồn lao động dồi dào.
- D. Thiếu nguồn lao động.
Câu 3: Nội dung nào nói đúng về dân tộc Việt Nam?
- A. Người Kinh có số lượng đông thứ 2.
B. Là quốc gia có nhiều dân tộc.
- C. Bao gồm 53 dân tộc sinh sống.
- D. Là quốc gia có ít dân tộc.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về phân bố dân cư ở Việt Nam?
- A. Mật độ dân số Việt Nam cao gấp 5 lần so với mức trung bình của thế giới năm 2021.
- B. Việt Nam có dân cư đông đúc nhưng phân bố không đều.
C. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực đồi núi.
- D. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực đồng bằng.
Câu 5: Tại sao nơi tập trung dân cư quá đông gây khó khăn cho đời sống xã hội?
- A. Vì nó sẽ gây thiếu lao động, ô nhiễm môi trường.
- B. Vì nó gây ô nhiễm môi trường, phân bố dân cư không đồng đều, thiếu lao động.
- C. Vì gây ra ùn tắc giao thông, đông đúc nơi sinh sống, thiếu lao động.
D. Vì nó gây ra ùn tắc giao thông, khó khăn tìm việc làm, gây ô nhiễm môi trường.
3. VẬN DỤNG ( 6 CÂU)
Câu 1: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
… dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số cao. …có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.
A. Vùng đồng bằng, ven biển; miền núi.
- B. Miền núi; vùng đồng bằng, ven biển.
- C. Vùng đồng bằng, ven biển; vùng ngập mặn.
- D. Vùng núi; vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: Cho biết đây là dân tộc nào?
- A. Kinh.
C. Tày.
- B. Thái.
- D. Mông.
Câu 3: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Việt Nam, 10 dân tộc có số dân đông nhất ở nước ta lần lượt là:
- A. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ-me, Gia Rai, Mường, Nùng, Mông, Dao.
B. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ-me, Mường, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai.
- C. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng, Mông, Khơ-me, Dao, Gia Rai.
- D. Kinh, Thái, Hoa, Khơ-me, Tày, Mường, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai.
Câu 4: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là:
- A. Đông Bắc.
- C. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 5: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do đâu?
- A. Quy mô dân số giảm.
B. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- C. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
- D. Dân số có xu hướng già hóa.
Câu 6: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Nước ta có mật độ dân số khá cao. Dân cư phân bố không đồng đều giữa…
- A. Đồi núi và ven biển; thành thị và nông thôn.
- B. Trung du và thành phố; thành thị và nông thôn.
- C. Đồi núi và ven biển; trung du và thành phố.
D. Đồng bằng và miền núi; thành thị và nông thôn.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Mục đích phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước nhằm:
A. Sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng mỗi vùng.
- B. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.
- C. Góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.
- D. Nâng cao tỉ lệ dân số thành thị.
Câu 2: Miền núi ở nước ta có mật độ dân số thấp do đâu?
A. Kinh tế xã hội chưa phát triển.
- B. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp.
- C. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
- D. Tài nguyên đất, nước bị hạn chế.