Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể

Với đề văn mẫu lớp 4 kết nối tri thức: Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể

Isaac Newton là nhà khoa học tài danh. Những phát minh của ông có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển thế giới hiện đại.

Vì sinh non, cậu bé Isaac nhỏ xíu, đến nỗi mẹ cậu nghĩ rằng con trai có thể nằm gọn trong một cốc bia. Khi lên 3 tuổi, mẹ cậu tái hôn, chuyển đến sống với chồng mới, để lại Isaac cho bà ngoại chăm sóc.

Vì có ít bạn bè và hầu như chẳng ai thăm nom, Isaac giải trí bằng cách vẽ lên tường phòng ngủ của mình trên một căn gác tồi tàn.

Cậu vẽ các bức tranh về chim, tàu thuyền, thực vật và các hình hình học khác nhau. Khi vẽ một vật, thấy hài lòng, cậu sẽ chuyển sang làm bản sao của nó.

Isaac dành toàn bộ tiền tiêu vặt của mình để mua các công cụ như cưa, đục, rìu và búa. Cậu ở một mình hàng giờ trong phòng để tạo ra các mô hình đồng hồ mặt trời, cối xay gió, và giường tủ dành cho búp bê.

Lên 12 tuổi, vì học ở xa nhà, cậu ở trọ với gia đình nhà Clark, người quản lý một cửa hiệu thuốc trong làng. Ông Clark thường bào chế thuốc ở nhà, giúp Isaac có được cơ hội quan sát và tìm hiểu nguyên tắc cơ bản của hóa học.

Cậu say sưa vẽ, nghiên cứu suốt những năm tháng tuổi thơ trong đơn độc. Cậu không hề có bạn, cũng không hứng thú với việc đến trường. Có khi, cậu xếp thứ 78 trên tổng số 80 học sinh trong lớp.

Bởi bản tính đặc biệt của mình, Isaac bị bạn bè trên lớp không ưa, và trở thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt. Sau vô số lần đụng độ, cậu quyết tâm thay đổi cách sống và sống đúng với khả năng thật sự của mình.

Cậu học tập chăm chỉ, miệt mài nghiên cứu thay vì cố gắng để được bạn bè chú ý. Đó cũng là lúc cậu tin rằng khoa học sẽ là con đường duy nhất mà mình lựa chọn.

Newton từ cậu bé vốn nhỏ con đã trở thành người khổng lồ trong thế giới khoa học. Bằng sự kiên trì, say mê và nỗ lực hết mình, ông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho mỗi đứa trẻ.

Mỗi câu chuyện thơ bé của các nhà khoa học dù mang màu sắc riêng biệt, đều thấm đẫm tinh thần nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi và vươn lên.

Dù ở những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, trước những biến động của thời đại, lịch sử, lòng say mê khoa học và khao khát thực hiện ước mơ của những nhà khoa học tài danh sẽ là sự khích lệ tuyệt vời dành cho mỗi độc giả trẻ hiện nay.

Bài mẫu 2: Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.

Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.

Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.

Bài mẫu 3: Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể

Rachel Carson, nhà sinh vật học huyền thoại, ngay từ nhỏ, đã phát triển “cảm giác thích tìm hiểu” về thế giới tự nhiên khi khám phá khu rừng xung quanh trang trại của gia đình mình ở Pennsylvania, Mỹ.

Càng khám phá thế giới bên ngoài, Rachel càng trở nên tò mò. Một ngày nọ, khi đang đi quanh sân, cô phát hiện vỏ sò hóa thạch lẫn trong đất cát.

Tâm trí của Rachel tràn ngập những câu hỏi: Nó có từ bao giờ? Làm thế nào mà nó lại đến được cánh đồng ở vùng nông thôn Pennsylvania, trong khi đại dương ở rất xa nơi đây?

Cô bé cũng mê mẩn quá trình phát triển trong tự nhiên. Cô bắt đầu thu thập sâu bướm và kén để xem chúng biến thành ngài và bướm.

Trong khi đó, mẹ của Rachel hướng dẫn cô cách bắt và thả côn trùng ra ngoài. Mẹ cô tin rằng các sinh vật cần được sống tự do trong môi trường của chúng.

Việc giáo dục ấy từ mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của Rachel khi trưởng thành. Cô say mê nghiên cứu tự nhiên và luôn ý thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây là điều mà cô đã theo đuổi suốt cuộc đời mình, với những tác phẩm, công trình nổi tiếng viết về chủ đề môi trường.

Bài mẫu 4: Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể

Edison là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người Scotland. Ông là Người đàn ông sở hữu 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Tưởng nhớ đến ông, chúng ta cùng tìm hiểu về những câu chuyện ngộ nghĩnh của nhà bác học "ngốc" này ...

Edison đã từng ở trong một túp lều tranh, cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù, dưới bụng là mấy quả trứng gà. Cậu cứ thế nằm im, vẻ mặt đầy chăm chú. Khi mẹ của cậu bé là Bà Nancy tìm hiểu sự việc, thực ra Edison đã nhìn thấy gà mẹ ấp trứng nở thành gà con nên tò mò muốn thử tự mình ấp xem có nở ra gà con được không.

Đến năm 7 tuổi, Edison được cha mẹ cho đi học ở ngôi trường độc nhất trong vùng trường, chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Edison được xếp ngồi gần thầy nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.

Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ.

Thậm chí, thầy hiệu trưởng từng viết những dòng nhận xét: "... trò T. Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng không nên trò trống gì... "

Edison khi thấy thí nghiệm khí cầu bay của bố và cậu đã miệt mài tự chế ra mấy loại chất hóa học và bảo người làm thuê của bố là Max thử uống. Sau khi uống thứ thuốc Edison đưa cho, Max gần như ngất lịm người. Nhưng Edison vẫn một mực cho rằng: “Không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình”!

Năm 12 tuổi, Edison làm nghề bán báo và bán kẹo dạo trên tàu hỏa. Ngày ngày, vừa bán báo, Edison vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học. Một lần, trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu. Kết quả là cậu bị nhân viên soát vé tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu, đồng thời cấm lai vãng đến đường ray nữa. Sự việc này đã khiến cho khả năng thính giác của Edison ngày một kém dần cho đến mãi về sau.

Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình với những phát minh vĩ đại, nổi tiếng nhất là bóng đèn điện. Edison như là một nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới.

Tìm kiếm google: Văn mẫu 4 kết nối tri thức đề Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể, bài văn hay lớp 4 về Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể, những bài văn hay Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể văn mẫu 4 kết nối

Xem thêm các môn học

Văn mẫu 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net