Chọn hai chậu cây dừa cạn giống nhau (Hình 1a, 1c). Đặt chậu cây a trong nhà, chậu cây c ngoài sân. Hằng ngày tưới nước đầy đủ cho hai cây. Sau một thời gian hình ảnh hai cây như hình 1b, 1d.

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Ánh sáng đối với sự sống của thực vật

Hoạt động thực hành 1: 

Chọn hai chậu cây dừa cạn giống nhau (Hình 1a, 1c). Đặt chậu cây a trong nhà, chậu cây c ngoài sân. Hằng ngày tưới nước đầy đủ cho hai cây. Sau một thời gian hình ảnh hai cây như hình 1b, 1d.

Quan sát hình 1b, 1d và cho biết sự khác nhau ở hai cây.

Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hai cây đó?

Hoạt động thực hành 2: 

Vì sao những cây hoa ở hình 2 đều quay về cùng một hướng?

Hoạt động thực hành 3: 

Quan sát hình 3, nêu những cách con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng và tác dụng của cách làm đó.

Hãy nêu ví dụ khác về những cách con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng ở địa phương em.

Câu hỏi vận dụng: 

Ánh sáng có vai trò gì đối với sự sống của thực vật?

2. Ánh sáng đối với sự sống của động vật

Hoạt động thực hành: 

Quan sát hình 4 và cho biết động vật cần ánh sáng để làm gì?

Câu hỏi vận dụng:

Câu hỏi 1: Ánh sáng có vai trò gì đối với sự sống của động vật?

Câu hỏi 2: Người ta dùng ánh sáng đèn điện ở các trang trại nuôi gà (Hình 5) để làm gì?

3. Ánh sáng đối với đời sống của con người

Hoạt động thực hành 1:

Quan sát hình 6 và nêu những tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.

Hãy nêu ví dụ khác về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.

Hoạt động thực hành 2:

Quan sát hình 7 và cho biết để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra cho mắt, chúng ta nên và không nên làm gì? Vì sao?

Hãy nêu ví dụ khác về những tác hại của ánh sáng quá mạnh đối với mắt và cách phòng tránh.

Hoạt động thực hành 3: 

Trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học? Vì sao?

Câu hỏi vận dụng:

Câu hỏi 1: Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng có hại cho mắt không? Vì sao?

Câu hỏi 2: Để tránh bị cận thị thì tư thế ngồi học và khoảng cách từ mắt đến sách cần phải thế ngồi học và khoảng cách như thế nào?

Câu hỏi 3: Để bảo vệ mắt em cần làm những việc gì? Vì sao?

Câu trả lời:

1. Ánh sáng đối với sự sống của thực vật

Hoạt động thực hành 1: 

Cây ở hình 1b phát triển kém hơn trước, bị rụng hoa, lá; còn cây ở hình 1d phát triển tươi tốt, cây to hơn và nhiều hoa hơn.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hai cây là ánh sáng.

Hoạt động thực hành 2: 

Những cây hoa đều quay về phía mặt trời để nhận ánh sáng → Cùng quay về 1 hướng.

Hoạt động thực hành 3:

a - Chiếu sáng bán đêm cho thanh long để kích thích ra hoa.

b - Sử dụng đèn LED quang hợp cho cây.

c - Dùng lưới che nắng cho lan giúp cây phát triển tốt.

Ví dụ: Thắp điện chiếu sáng cho hoa cúc nhằm: Kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, hạn chế nụ sớm, điều chỉnh thời gian nở, tăng độ đồng đều và chất lượng của hoa.

Câu hỏi vận dụng:

Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài cây.

2. Ánh sáng đối với sự sống của động vật

Hoạt động thực hành: 

a - Ánh sáng giúp động vật khỏe mạnh.

b - Ánh sáng giúp cho thực vật xanh tốt, nhờ đó động vật có được thức ăn từ thực vật.

c - Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.

Câu hỏi vận dụng:

Câu 1.

Ánh sáng giúp động vật khỏe mạnh.

Ánh sáng giúp cho thực vật xanh tốt, nhờ đó động vật có được thức ăn từ thực vật.

Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.

Câu 2.

Nếu được chiếu sáng tốt gà sẽ sinh trưởng và phát triển tốt: Có bộ lông sáng đẹp; Duy trì tỷ lệ đẻ, tổng lượng trứng, trọng lượng trứng, tỷ lệ sống, tỷ lệ ấp nở ở mức ổn định; Giúp tìm được ổ đẻ đúng chỗ; Tránh được hiện tượng cắn mổ nhau.

3. Ánh sáng đối với đời sống của con người

Hoạt động thực hành 1:

a - Ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.

b - Ánh sáng là nguồn năng lượng sạch cung cấp điện cho con người.


c - Ánh sáng giúp cho thực vật xanh tốt, nhờ đó con người có được thức ăn từ thực vật.

d - Ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật thuận tiện cho việc đi lại.

Hoạt động thực hành 2:

a - Không được nhìn trực tiếp vào tia lửa hàn vì ánh sáng từ tia lửa hàn gây hại cho mắt.

b - Đội mũ vành rộng hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng để không bị bỏng da, cháy nắng khi tiếp xúc ánh mặt trời.

c - Không được nhìn điện thoại gần tránh hại mắt.

d - Không nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng tránh lóa mắt gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

  • Không nên đọc sách lâu vì có hại cho mắt.
  • Không nhìn trực tiếp ánh mặt trời mà phải đeo kính râm.

Hoạt động thực hành 3:

Trường hợp a, b, d cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học:

a - Ánh sáng quá yếu.

b - Ánh sáng quá mạnh.

d - Để mắt sát sách vở.

Câu hỏi vận dụng:

Câu 1. Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng thì khiến mắt bị tật cận thị.

Câu 2. Thực hiện tư thế ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị.

câu 3. 

  • Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể gây hại mắt. Không học, đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc nơi ánh sáng quá mạnh.
  • Thực hiện tư thế ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị.
  • Không nhìn quá gần hoặc quá lâu vào màn hình điện thoại, máy tính, ti vi để bảo vệ mắt.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Copyright @2024 - Designed by baivan.net