Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 KNTT bài 9: Vai trò của ánh sáng

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 9: Vai trò của ánh sáng. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 9: VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Ánh sáng có vai trò gì đối với sự sống của con người, động vật, thực vật?

Trả lời:

Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, động vật và thực vật:

  1. Đối với con người:

  • Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe.

  • Ánh sáng giúp con người khỏe mạnh, trao đổi thông tin, sinh hoạt.

  • Ánh sáng giúp chúng ta đảm bảo về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, hay phục vụ công việc.

  1. Đối với động vật:

  • Ánh sáng giúp động vật di chuyển, tìm thức ăn, nước uống và dễ dàng phát hiện các mối nguy hiểm.

  • Ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

  1. Đối với thực vật:

  • Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống.

  • Ánh sáng giúp cây quang hợp và phát triển.

 

1. Ánh sáng đối với sự sống của thực vật

Câu 1: Chọn hai chậu cây dừa cạn giống nhau (Hình 1a, 1c). Đặt chậu cây a trong nhà, chậu cây c ngoài sân. Hằng ngày tưới nước đầy đủ cho hai cây. Sau một thời gian hình ảnh hai cây như hình 1b, 1d.

- Quan sát hình 1b, 1d và cho biết sự khác nhau ở hai cây.

- Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hai cây đó?

Trả lời:

- Sau khi quan sát hình 1b, 1d, em nhận thấy cây ở hình 1b phát triển kém hơn trước, bị rụng hoa, lá; còn cây ở hình 1d phát triển tươi tốt, cây to hơn và nhiều hoa hơn.

- Theo em, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hai cây là ánh sáng.

 

Câu 2: Vì sao những cây hoa ở hình 2 đều quay về cùng một hướng?

Trả lời:

Những cây hoa trong hình 2 là hoa hướng dương, chúng đều quay về phía mặt trời để nhận ánh sáng nên xảy ra hiện tượng cùng quay về 1 hướng.

Câu 3: Quan sát hình 3, nêu những cách con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng và tác dụng của cách làm đó.

- Hãy nêu ví dụ khác về những cách con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng ở địa phương em.

Trả lời:

Trong hình 3, những các con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng và tác dụng của cách làm đó là:

Hình a – Người dân mắc đèn chiếu sáng bán đêm cho thanh long để kích thích ra hoa.

Hình b – Các nhà khoa học sử dụng đèn LED để giúp cây quang hợp.

Hình c – Nông dân dùng lưới che nắng cho lan giúp cây phát triển tốt.

Ở địa phương em, người ta thường sử dụng ánh sáng đối với cây trồng như: thắp điện chiếu sáng cho hoa cúc nhằm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, hạn chế nụ sớm, điều chỉnh thời gian nở, tăng độ đồng đều và chất lượng của hoa.

 

Câu 4: Ánh sáng có vai trò gì đối với sự sống của thực vật?

Trả lời:

Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của thực vật bởi: 

  • Quang hợp: Đây là quá trình mà thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển hóa nước và khí cacbon dioxit thành glucose, một loại đường cung cấp năng lượng cho cây. Quá trình này cũng tạo ra oxy, một sản phẩm phụ quan trọng cho sự sống của con người và động vật.

  • Phát triển và sinh sản: Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của cây. Ví dụ, một số loại cây chỉ ra hoa khi nhận được một lượng ánh sáng nhất định trong ngày. Điều này giúp đảm bảo rằng hoa mọc vào thời điểm thích hợp nhất để thu hút các loài thụ phấn.

  • Điều chỉnh sinh học: Ánh sáng cũng giúp điều chỉnh các chu kỳ sinh học của cây, như thời gian mở và đóng các lỗ khí.

 

2. Ánh sáng đối với sự sống của động vật

Câu 1: Quan sát hình 4 và cho biết động vật cần ánh sáng để làm gì?

Trả lời:

Trong hình 4, động vật cần ánh sáng để: 

Hình a - Ánh sáng giúp động vật khỏe mạnh.

Hình b - Ánh sáng giúp cho thực vật xanh tốt, nhờ đó động vật có được thức ăn từ thực vật.

Hình c - Ánh sáng giúp động vật săn mồi.

 

Câu 2: Ánh sáng có vai trò gì đối với sự sống của động vật?

Trả lời:

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật bởi:

  • Định hướng trong không gian: Ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian. Ví dụ, ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa và giúp chim di cư.

  • Tìm kiếm thức ăn và nước uống: Ánh sáng giúp động vật tìm thức ăn, nước uống.

  • Phát hiện mối nguy hiểm: Ánh sáng giúp động vật dễ dàng phát hiện các mối nguy hiểm.

 

Câu 3: Người ta dùng ánh sáng đèn điện ở các trang trại nuôi gà (Hình 5) để làm gì?

Trả lời:

Người ta dùng ánh sáng đèn điện ở các trang trại nuôi gà bởi nếu được chiếu sáng tốt gà sẽ sinh trưởng và phát triển tốt; có bộ lông sáng đẹp; duy trì tỷ lệ đẻ, giúp tìm được ổ đẻ đúng chỗ và tránh được hiện tượng cắn mổ nhau.

 

3. Ánh sáng đối với đời sống của con người

Câu 1:

- Quan sát hình 6 và nêu những tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.

- Hãy nêu ví dụ khác về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.

Trả lời:

Trong hình 6, ánh sáng có những tác dụng đối với đời sống của con người như sau:

Hình a: ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.

Hình b: ánh sáng là nguồn năng lượng sạch cung cấp điện cho con người.

Hình c: ánh sáng giúp cho thực vật xanh tốt, nhờ đó con người có được thức ăn từ thực vật, có được phong cảnh đẹp.

Hình d: ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật thuận tiện cho việc đi lại.

 

Câu 2: Quan sát hình 7 và cho biết để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra cho mắt, chúng ta nên và không nên làm gì? Vì sao?

- Hãy nêu ví dụ khác về những tác hại của ánh sáng quá mạnh đối với mắt và cách phòng tránh.

Trả lời:

Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra cho mắt. chúng ta nên và không nên làm những việc như sau: 

Hình a – Bạn nhỏ không được nhìn trực tiếp vào tia lửa hàn vì ánh sáng từ tia lửa hàn gây hại cho mắt.

Hình b – Chúng ta nên đội mũ vành rộng hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng để không bị bỏng da, cháy nắng khi tiếp xúc ánh mặt trời.

Hình c – Bạn nữ không được nhìn điện thoại gần tránh hại mắt.

Hình d – Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng tránh lóa mắt gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Ánh sáng quá mạnh có thể gây ra nhiều tác hại cho mắt, bao gồm:

  • Căng mắt kỹ thuật số 

  • Rối loạn giấc ngủ 

  • Tổn thương võng mạc

Để phòng tránh tác hại của ánh sáng quá mạnh, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Không dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt.

  • Giảm tần suất sử dụng thiết bị điện tử.

  • Giữ khoảng cách thích hợp với màn hình máy tính, laptop, điện thoại.

  • Giảm độ sáng màn hình, sử dụng chế độ ban đêm, lọc ánh sáng xanh, sử dụng kính ngăn ánh sáng xanh cho mắt.

  • Nghỉ giải lao sau khoảng 1 – 2 tiếng dùng máy tính, điện thoại.

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

 

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học? Vì sao?

Trả lời:

Trong hình 8, trường hợp a, b, d cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học bởi vì: 

Hình a - Ánh sáng quá yếu.

Hình b - Ánh sáng quá mạnh.

Hình d - Để mắt sát sách vở.

 

Câu 4: Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng có hại cho mắt không? Vì sao? 

Trả lời:

Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng có thể gây hại cho mắt. Khi đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng, mắt buộc phải điều tiết nhiều hơn làm thủy tinh thể luôn trong trạng thái phồng lênLâu dần thói quen này sẽ làm mất khả năng co giãn của mắt gây ảnh hưởng, gây tật hoặc cận thịNgoài ra, đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng sẽ gây mỏi mắt.

 

Câu 5: Để tránh bị cận thị thì tư thế ngồi học và khoảng cách từ mắt đến sách cần phải thế ngồi học và khoảng cách như thế nào?

Trả lời:

Để tránh bị cận thị khi học, em nên thực hiện như sau:

  1. Tư thế ngồi: Em nên ngồi thẳng, không cúi gằm mặt khi học.

  2. Khoảng cách từ mắt đến sách: Khoảng cách từ mắt đến sách nên từ 25 cm đến 30 cm.

  3. Ánh sáng: Em nên học ở nơi có đủ ánh sáng.

  4. Mặt bàn học: Mặt bàn học nên có độ vát từ 15 - 20 độ so với hướng nằm ngang.

 

Câu 6: Để bảo vệ mắt em cần làm những việc gì? Vì sao?

Trả lời:

Để bảo vệ mắt, em cần làm những việc như sau: 

  • Không học, đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc nơi ánh sáng quá mạnh bởi ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể gây hại mắt.

  • Ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị.

  • Không nhìn quá gần hoặc quá lâu vào màn hình điện thoại, máy tính, ti vi để bảo vệ mắt.

 

Câu 7: Thực hiện tư thế ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị.

Trả lời:

Em cần học cách ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị.

 

Câu 8: Giải thích vì sao không nhìn quá gần hoặc quá lâu vào màn hình điện thoại, máy tính, ti vi để bảo vệ mắt.

Trả lời:

Không nhìn quá gần hoặc quá lâu vào màn hình điện thoại, máy tính, ti vi để bảo vệ mắt vì 

  1. Giảm thị lực: Nếu nhìn quá lâu vào màn hình, thị lực có thể giảm, dẫn đến tình trạng cận thị.

  2. Mỏi mắt: Sau nhiều giờ ngồi nhìn máy tính hay thiết bị màn hình kỹ thuật số, các cơ trong nhãn cầu sẽ bị mỏi vì phải tập trung vào một điểm cố định duy nhất.

  3. Khô mắt: Khi đọc sách và làm việc với máy tính, con người thường ít chớp mắt hơn, khiến cho mắt sẽ bị khô, chảy nước mắt sống hay có cảm giác rát mắt.

  4. Nhức đầu: Khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính không hợp lý, quá gần có thể gây ra cảm giác đau nhức đầu, và mệt mỏi.

  5. Tổn thương võng mạc: Có những bằng chứng cho thấy, ánh sáng quá sáng sẽ làm hỏng võng mạc tới mức không thể phục hồi

 
Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 kết nối, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 KNTT.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com