A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 1,6.10-19 C. B. -1,6.10-19 C. C. 3,2.10-19 C. D. -3,2.10-19 C.
Câu 2. Khi ta cọ xát lược nhựa với tóc, lược nhựa sẽ bị nhiễm điện âm và hút các mẩu giấy vụn. Đó là hiện tượng nhiễm điện do
A. hưởng ứng. B. tiếp xúc.
C. cọ xát. D. khác cấu tạo vật chất.
Câu 3. Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác hút. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. q1 > 0 và q2 < 0.
B. q1 < 0 và q2 > 0.
C. q1q2 > 0.
D. q1q2 < 0.
Câu 4. Tính lực tĩnh điện tương tác giữa hạt nhân nguyên tử helium với electron nằm trong lớp vỏ của nguyên tử này. Biết khoảng cách từ electron đến hạt nhân của nguyên tử helium là 2,94.10-11 m, điện tích của electron là -1,6.10-19 C.
A. 5,33.10-7 N.
B. 3,33.1012 N.
C. 18.103 N.
D. 2,665.10-7 N.
Câu 5. Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường được gọi là gì?
A. Lực điện từ.
B. Cường độ điện trường.
C. Cảm ứng điện từ.
D. Lực Lo-ren-xơ.
Câu 6. Đặt một điện tích điểm dương Q = 2,4.10-9 C trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm cách nó 2 cm.
A. 5,4.104 V/m. B. 1080 V/m. C. 10,8.104 V/m. D. 5,4 V/m.
Câu 7. Cho đường sức điện của hệ hai điện tích như hình vẽ. Xác định dấu các điện tích.
A. Hai điện tích khác dấu.
B. Hai điện tích dương.
C. Hai điện tích âm.
D. Chưa đủ dữ kiện kết luận.
Câu 8. Xét một electron chuyển động với vận tốc ban đầu vuông góc với vecto cường độ điện trường. Quỹ đạo chuyển động của electron này giống với quỹ đạo chuyển động nào sau đây?
A. Chuyển động rơi tự do.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Chuyển động tròn đều.
D. Chuyển động của vật ném ngang.
Câu 9. Ta cần thực hiện một công 8.10-5 J để dịch chuyển một điện tích 1,6.10-4 C từ vô cực đến điểm M. Chọn gốc điện thế ở vô cực, tính điện thế tại M.
A. 0,05 V.
B. 0,5 V.
C. 5 V.
D. 50 V.
Câu 10. Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000 μF – 63 V. Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là
A. 0,63 C. B. 0,063 C. C. 63 C. D. 63 000 C.
Câu 11. Hệ nào sau đây có thể coi tương đương như một tụ điện?
A. Hai bản bằng đồng đặt song song rồi được nhúng vào trong dung dịch muối ăn.
B. Hai quả cầu kim loại đặt gần nhau trong không khí.
C. Hai tấm thủy tinh đặt song song rồi nhúng vào trong nước cất.
D. Hai quả cầu bằng mica đặt gần nhau trong chân không.
Câu 12. Ba tụ điện có điện dung lần lượt là 200 μF, 300 μF và 600 μF được ghép nối tiếp với nhau thành bộ. Tính điện dung tương đương của bộ tụ.
A. 100 μF. B. 1100 μF. C. 600 μF. D. 900 μF.
Câu 13. Bộ tụ điện ghép song song gồm: C1 = C2 = 100 μF. Xác điện tích của bộ tụ.
A. 4.10-3 C. B. 4.10-2 C. C. 0,4 C. D. 4 C.
Câu 14. Một tụ điện có điện tích bằng Q và ngắt khỏi nguồn, nếu tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện thì
A. năng lượng của tụ điện giảm.
B. năng lượng của tụ điện tăng lên do ta đã cung cấp một công làm tăng thế năng của các điện tích.
C. năng lượng của tụ điện không thay đổi.
D. năng lượng của tụ điện tăng lên rồi mới giảm.
Câu 15. Trên tụ điện có ghi thông số cơ bản là 2 μF – 450 V. Khi các tụ điện trên được tích điện tới mức tối đa cho phép, tính năng lượng của mỗi tụ điện.
A. 9.10-4 J.
B. 4,5.10-4 J.
C. 4150.10-4 J.
D. 2025.10-4 J.
Câu 16. Một máy kích thích tim được sạc đầy chứa 1,2 kJ năng lượng trong tụ điện của máy. Biết điện dung của tụ điện là 1,1.10-4 F. Khi máy phóng điện qua một bệnh nhân, năng lượng điện 6.102 J được truyền đi trong 2,5 ms. Tính công suất trung bình được cung cấp cho bệnh nhân.
A. 2,4.104 W.
B. 6.102 W.
C. 2,4.105 W.
D. 4,67.103 W.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm).
a) Có hai chiếc tụ điện, trên vỏ tụ điện A có ghi 2 μF – 350 V, tụ điện B có ghi 2,3 μF – 300 V. Trong hai tụ điện trên, khi tích điện ở cùng một hiệu điện thế, tụ điện nào có khả năng tích điện tốt hơn?
b) Tính năng lượng tích trữ của tụ điện trong trường hợp tụ điện 5000 μF được gắn vào hai đầu một nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 220 V.
Câu 2 (1,5 điểm). Xét một vùng không gian có điện trường đều, cho 3 điểm A, B, C tạo thành một tam giác đều có độ dài các cạnh a = 6 cm, AB song song với các đường sức điện như hình vẽ. Biết cường độ điện trường có độ lớn E = 1000 V/m. Tính công của lực điện trường khi một proton chuyển động từ C đến B. Lấy điện tích của proton là q = 1,6.10-19.
Câu 3 (1,5 điểm). Một điện tích thử dương qt = 2,0.10-9 C được đặt ở một vị trí trong một điện trường. Lực do điện trường tác dụng lên nó có độ lớn là F = 4,0.10-9 N.
a) Tính độ lớn cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích thử theo đơn vị N/C.
b) Thay điện tích thử bằng một điện tích q = 9,0.10-6 C. Tính độ lớn điện tích của tụ điện và độ lớn của lực do điện trường tác dụng lên điện tích này.
Câu 4 (1 điểm). Hai quả cầu kim loại nhỏ có cùng kích thước, cùng khối lượng 90 g, được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện có cùng chiều dài 1,5 m. Truyền cho mỗi quả cầu một điện tích 2,4.10-7 C thì chúng đẩy nhau ra xa tới lúc cân bằng thì hai điện tích cách nhau một đoạn a. Coi góc lệch của hai sợi dây so với phương thẳng đứng là rất nhỏ. Tính độ lớn của a. Lấy g = 10 m/s2.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | C | C | A | B | A | A | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | B | B | A | A | C | D | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Điện dung tụ (A) là C1 = 2μF nhỏ hơn điện dung tụ (B) là C2 = 2,3 μF, nên tụ điện (B) có khả năng tích điện tốt hơn. |
1 điểm |
b) Năng lượng tích trữ của tụ điện là |
1 điểm | |
Câu 2 (1,5 điểm) | Hiệu điện thế UCB = E.CB.cos600 = -1000.6.10-2.(-0,5) = 30 V Công của lực điện trường khi một proton chuyển động từ C đến B: ACB = q.UCB = (1,6.10-19).30 = 4,8.10-18 J | 0,5 điểm
1 điểm
|
Câu 3 (1,5 điểm) | a) Cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích thử có độ lớn được xác định bằng b) Lực do điện trường tác dụng lên điện tích q có độ lớn là |
0,5 điểm
1 điểm
|
Câu 4 (1 điểm) | Mỗi quả cầu chịu tác dụng của 3 lực: trọng lực , lực điện và lực căng Muốn quả cầu cân bằng phải có Từ hình vẽ, ta có: Vì góc α nhỏ nên ta có: Từ (1) và (2) suy ra: |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện | 2 |
| 1 |
| 1 |
|
| 1 | 4 | 1 | 2 |
2. Điện trường | 1 |
| 2 |
|
| 1 |
|
| 3 | 1 | 2,25 |
3. Điện thế và thế năng điện | 1 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2 |
4. Tụ điện | 2 | 1 | 2 |
|
|
|
|
| 4 | 1 | 2 |
5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện | 2 | 1 |
|
| 1 |
|
|
| 3 | 1 | 1,75 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 5 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐIỆN TRƯỜNG | 5 | 16 |
|
| ||
1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện | Nhận biết | - Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích. - Mô tả được cách làm nhiễm điện một vật. | 2 |
| C1,2 | |
Thông hiểu
| - Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức của định luật Coulomb. |
| 1 |
| C4 | |
Vận dụng cao | - Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí). | 1 |
| C4 |
| |
2. Điện trường | Nhận biết
| - Nhận biết được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. - Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm. - Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường. |
| 1 |
| C5 |
Thông hiểu
| - Nêu được đặc điểm của điện trường đều. - Nhận biết được từ phổ của một số điện trường đơn giản. - Sử dụng biểu thức tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r. |
| 2 |
| C6,7 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức . | 1 |
| C3 |
| |
3. Điện thế và thế năng điện | Nhận biết
| - Nhận biết được khái niệm thế năng điện và điện thế. - Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức. |
| 1 |
| C8 |
Thông hiểu | - Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều. | 1 | 1 | C2 | C9 | |
4. Tụ điện | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm điện dung và đơn vị đo điện dụng (fara). - Nêu được biểu thức tính điện dung của tụ điện. | 1 | 2 | C1a | C10,11 |
Thông hiểu
| - Tính được điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song. |
| 2 |
| C12,13 | |
5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện | Nhận biết
| - Nhận biết được ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống. - Nhận biết được biểu thức tính năng lượng tụ điện. | 1 | 2 | C1b | C14,15 |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức tính năng lượng tụ điện. |
| 1 |
| C16 |