A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Quy ước chiều dòng điện là
A. chiều dịch chuyển của các electron.
B. chiều dịch chuyển của các ion.
C. chiều dịch chuyển của các ion âm.
D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương.
Câu 2. Đâu là định nghĩa của đơn vị điện tích?
A. 1 culông là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi dòng điện không đổi có hiệu điện thế 1 V chạy qua.
B. 1 culông là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn có hiệu điện thế 1 V khi dòng điện không đổi có hiệu cường độ 1 A chạy qua.
C. 1 culông là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi dòng điện không đổi có hiệu cường độ 1 A chạy qua.
D. 1 culông là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi không có dòng điện chạy qua.
Câu 3. Trong một dây nhôm hình trụ có tiết diện thẳng là 1,8.10-6 m2 có cường độ dòng điện chạy qua là 2 A. Mật độ electron tự do trong đoạn dây nhôm hình trụ là 1,8.1029 electron/m3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của electron trong dây nhôm đó là
A. 3,85.10-5 m/s. B. 3,42.10-5 m/s. C. 1,67.10-5 m/s. D. 4,2.10-5 m/s.
Câu 4. Trong 2 s lượng điện tích chạy qua một bóng đèn là 1,67 C. Tìm số electron di chuyển qua bóng đèn trong 5 s. Biết điện tích của electron có độ lớn là |e| = 1,6.10-19 C.
A. 2,6.1019 electron.
B. 2,7.1020 electron.
C. 5,2.1019 electron.
D. 5,4.1020 electron.
Câu 5. Trong mô hình nguyên tử hydro của Bohr, một electron ở mức năng lượng thấp nhất chuyển động với tốc độ bằng 2,19.106 m/s theo một quỹ đạo tròn có bán kính 5,29.10-11 m. Cường độ dòng điện tương ứng với chuyển động này của electron là
A. 1,05 mA.
B. 1,16 mA.
C. 2,46 mA.
D. 1,62 mA.
Câu 6. Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì
A. mật độ electron dẫn giảm.
B. mật độ electron dẫn tăng.
C. sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.
D. sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng giảm.
Câu 7. Điện trở nhiệt là
A. điện trở bị đốt nóng nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện trong kim loại.
B. một linh kiện điện tử mà điện trở của nó biến thiên nhanh theo nhiệt độ.
C. là linh kiện điện tử cho các electron tự do chạy qua.
D. một linh kiện điện tử mà điện trở của nó không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 8. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn dây nào đó thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Khẳng định: "Điện trở R của đoạn dây được xác định bởi R = U/I"
A. chỉ đúng đối với vật liệu thuần trở.
B. đúng với vật liệu thuần trở và không thuần trở.
C. chỉ đúng với vật liệu không thuần trở.
D. luôn không đúng với mọi vật liệu.
Câu 9. Đại lượng nào đặc trưng cho việc cản trở sự dịch chuyển của các điện tích bên trong nguồn điện?
A. Điện trở trong.
B. Suất điện động.
C. Hiệu điện thế.
D. Điện trở.
Câu 10. Khi có n nguồn điện được ghép nối tiếp với nhau, suất điện động của bộ nguồn điện được xác định theo công thức
A. Eb = E1 = E2 = … = En.
B. Eb = E1 + E2 + … + En.
C. Eb = |E1 - E2 - … - En|.
D.
Câu 11. Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24 J. Suất điện động của nguồn là
A. 0,16 V. B. 6 V. C. 96 V. D. 0,6 V.
Câu 12. Một nguồn điện có suất điện động 24 V. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
A. 100 J. B. 2,4 J. C. 24 J. D. 240 J.
Câu 13. Một acquy có ghi thông số 12 V – 20 Ah. Thông số này cho biết
A. điện lượng cực đại của acquy là 7200 C.
B. điện trở trong của acquy là 0,16 Ω.
C. dòng điện lớn nhất mà acquy có thể cung cấp là 20 A.
D. năng lượng dự trữ của acquy là 12.106 J.
Câu 14. Đặt một hiệu điện thế 12 V vào hai đầu một điện trở 8 Ω. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở sau 1 phút là
A. 96 J. B. 1080 J. C. 18 J. D. 32 J.
Câu 15. Một nguồn điện có suất điện động 11,5 V và điện trở trong 0,8 Ω được nối với mạch ngoài gồm các điện trở tạo thành một mạch kín. Nguồn phát dòng điện có cường độ 1 A. Công suất điện mà nguồn cung cấp cho mạch ngoài là
A. 10,7 W.
B. 11,5 W.
C. 12,3 W.
D. 9,2 W.
Câu 16. Dụng cụ nào dưới đây không dùng trong thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện?
A. Dao động kí.
B. Pin.
C. Bảng lắp mạch điện.
D. Biến trở R.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Cường độ của dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của bóng đèn là 0,64 A. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian 2 phút.
Câu 2. (2 điểm) a) Vật liệu thuần trở và vật liệu không thuần trở là gì?
b) Mạch điện trở như hình kéo dài đến vô hạn. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 3 Ω. Tính điện trở tương đương giữa hai đầu A và B.
Câu 3. (1,5 điểm) Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω được mắc nối tiếp với điện trở R = 4,8 Ω tạo thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Tính suất điện động của nguồn và cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Câu 4 (1,5 điểm). Mắc hai đầu một biến trở R vào hai cực của một bình acquy. Điều chỉnh biến trở và đo công suất tỏa nhiệt P trên biến trở thì thấy kết quả là P cùng giá trị tương ứng với hai giá trị của biến trở là 2 Ω và 8 Ω. Tính điện trở trong của acquy.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | C | A | A | A | C | B | B |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | B | B | D | C | B | A | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 2 phút: Δq = I.Δt = 0,64.2.60 = 76,8 C |
1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | a) Đối với nhiều loại vật dẫn, trong đó có kim loại, cường độ dòng điện I chạy trong vật dẫn luôn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu vật dẫn đó ở một nhiệt độ xác định. Nghĩa là điện trở của vật dẫn không phụ thuộc vào U hay I. Các vật liệu tạo nên vật dẫn có tính chất này được gọi là vật liệu thuần trở, các vật liệu không có tính chất này được gọi là vật liệu không thuần trở. |
1 điểm |
b) Gọi điện trở tương đương giữa hai điểm A và B là R. Vì mạch kéo dài vô hạn nên điện trở tương đương giữa hai điểm M và N trở đi về phía bên phải (hình dưới) (bỏ qua hai điện trở R1 và R2 đầu tiên) vẫn bằng R. Vì vậy, ta có: |
0,5 điểm
0,5 điểm | |
Câu 3 (1,5 điểm) | Theo đầu bài ta có: UAB = E - Ir = 12V. Mặt khác: => E = 12,25 V Cường độ dòng điện trong mạch | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 4 (1,5 điểm) | Công suất tỏa nhiệt trên biến trở: Với mỗi giá trị P xác định thì (1) là một phương trình bậc 2 theo R. Theo đề bài, có hai giá trị khác nhau của biến trở R1 và R2 ứng với cùng một công suất P nghĩa là R1 và R2 là hai nghiệm của (1) thoả định lí Vi-et: |
0,75 điểm
0,75 điểm
|
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Dòng điện. Cường độ dòng điện | 2 | 1 | 2 |
| 1 |
|
|
| 5 | 1 | 2,25 |
2. Điện trở. Định luật Ohm | 2 | 1 ý | 1 |
|
|
|
| 1 ý | 3 | 1 | 2,75 |
3. Nguồn điện | 2 |
| 1 | 1 | 1 |
|
|
| 4 | 1 | 2,5 |
4. Năng lượng điện. Công suất điện | 1 |
| 2 |
|
| 1 |
|
| 3 | 1 | 2,25 |
5. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 | 0 | 0,25 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 4 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI | 5 | 16 |
|
| ||
1. Dòng điện. Cường độ dòng điện | Nhận biết | - Nhận biết được quy ước chiều dòng điện. - Nhận biết được định nghĩa đơn vị điện tích. - Xác định được điện lượng chuyển qua dây dẫn kim loại. |
1 | 2 |
C1 | C1
C2
|
Thông hiểu
| - Hiểu và xác định được vận tốc trôi của các hạt điện tích. - Hiểu và xác định được số electron di chuyển qua bóng đèn. |
| 2 |
| C3
C4 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức xác định cường độ dòng điện. |
| 1 |
| C5 | |
2. Điện trở. Định luật Ohm | Nhận biết
| - Nhận biết được điện trở của bóng đèn sợi đốt. - Nhận biết được khái niệm điện trở nhiệt. - Nêu được khái niệm vật liệu thuần trở và không thuần trở. | 1 ý | 2 |
C2a | C6
C7
|
Thông hiểu
| - Chọn phát biểu đúng về điện trở. |
| 1 |
| C8 | |
Vận dụng cao | - Vận dụng và tính được điện trở trong mạch mắc hỗn hợp. | 1 ý |
| C2b |
| |
3. Nguồn điện | Nhận biết
| - Nhận biết được khái niệm điện trở trong. - Nhận biết được suất điện động của bộ nguồn điện ghép nối tiếp. |
| 2 |
| C9
C10 |
Thông hiểu | - Hiểu và xác định được suất điện động của nguồn. - Hiểu và xác định được suất điện động và cường độ dòng điện chạy trong mạch. | 1 | 1 |
C3 | C11
| |
Vận dụng | - Xác định được công của lực lạ. |
| 1 |
| C12 | |
4. Năng lượng điện. Công suất điện | Nhận biết
| - Nhận biết được ý nghĩa các thông số ghi trên thiết bị điện. |
| 1 |
| C13 |
Thông hiểu
| - Hiểu và xác định được nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn. - Xác định được công suất tiêu thụ điện của vật. |
| 2 |
| C14
C15 | |
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức liên quan đến năng lượng điện và công suất điện. | 1 |
| C4 |
| |
5. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin | Nhận biết
| - Nhận biết được các dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm |
| 1 | C16 |