Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Một sóng truyền trên dây đàn hồi theo chiều từ trái sáng phải như hình vẽ. Chọn nhận xét đúng về chuyển động của điểm M trên dây

A. M đang chuyển động xuống và có tốc độ lớn nhất.

B. M đang chuyển động lên và có tốc độ lớn nhất.

C. M đang đứng yên và sắp chuyển động lên.

D. M đang đứng yên và sắp chuyển động xuống.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về sóng dọc?

A. Ánh sáng truyền trong không khí.

B. Sóng nước trên mặt hồ.

C. Sóng âm lan truyền trong không khí.

D. Sóng truyền trên một sợi dây.

Câu 3. Dựa vào hiện tượng nào mà dơi có thể phát hiện ra chướng ngại vật bằng cơ chế phát sóng siêu âm?

A. Phản xạ sóng.

B. Giao thoa sóng.

C. Nhiễu xạ sóng.

D. Truyền sóng.

Câu 4. Sóng truyền trên mặt nước với tần số 2 Hz và bước sóng l. Trong khoảng thời gian 2 s thì sóng truyền được quãng đường là 

A. 6l.                               B. 4l.                                C. 2l.                                D. 8l.

Câu 5. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là: 

A. 2m/s.                            B. 3m/s.                            C. 1m/s.                               D. 4m/s. 

Câu 6. Tất cả các sóng điện từ đều có cùng

A. tốc độ khi truyền trong một môi trường nhất định.

B. tần số khi truyền trong môi trường chân không.

C. chu kì khi truyền trong một môi trường nhất định.

D. tốc độ khi truyền trong chân không.

Câu 7. Ánh sáng nhìn thấy có tần số

A. nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.

B. lớn hơn tần số của tia gamma. 

C. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. 

D. lớn hơn tần số của tia X.

Câu 8. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có

A. hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.

B. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau.

C. hai sóng dao động cùng phương, cùng pha giao nhau.

D. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng tần số.

Câu 9. Chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe của thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young cách nhau 1 mm thì trên màn phía sau hai khe, cách mặt phẳng chứa hai khe 1,3 m ta thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 là 4,5 mm. Ánh sáng chiếu tới thuộc vùng màu:

A. đỏ.                                B. vàng.                            C. lục.                                     D. tím.

Câu 10. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng

A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.

B. độ dài của dây.

C. hai lần độ dài của dây.

D. hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng kề nhau.

Câu 11. Một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định và xuất hiện 2 bụng sóng trên dây thì bước sóng của dao động là bao nhiêu?

A. 1 m.                              B. 0,5 m.                           C. 2 m.                               D. 0,25 m.

Câu 12. Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm có một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng. Kể cả đầu dây cố định, trên dây có 8 nút. Biết rằng khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,25 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là 

A. 1,2 m/s.                        B. 2,9 m/s.                         C. 2,4 m/s.                                D. 2,6 m/s.

Câu 13. Một sóng âm được hiển thị trên màn của một dao động kí điện tử như hình vẽ dưới đây. Bộ điều chỉnh thời gian được đặt sao cho giá trị của mỗi độ chia trên màn hình là 0,005 s. Xác định tần số của sóng âm.

A. 10 Hz.

B. 6,67 Hz.

C. 100 Hz.

D. 67 Hz.

Câu 14. Trong thí nghiệm đo tần số của sóng âm, khi sử dụng dao động kí ta nhấn nút TRIGGER và chọn chế độ nào để có thể đo tín hiệu

A. Norm.

B. Auto.

C. Lock.

D. Level.

Câu 15. Trong thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng được thực hiện với sóng âm phát ra từ một âm thoa đặt phía trên một ống cộng hưởng AC trong suốt, bằng nhựa dài 120 cm. Chiều cao BC của cột chất lỏng trong ống có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm. Điều chỉnh để tần số của âm bằng 340 Hz. Cho biết chiều cao tối đa của cột chất lỏng BC để có sóng dừng trong ống AB là 95 cm. Tốc độ của sóng âm truyền trong cột khí AB bằng

A. 170 m/s.

B. 340 m/s.

C. 320 m/s.

D. 220 m/s.

Câu 16. Thực hiện thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB có hai đầu cố định, tốc độ truyền sóng trên dây không đổi. Khi tần số sóng trên dây là 42 Hz thì trên dây có 4 điểm bụng. Điều chỉnh tần số để trên dây có 6 điểm bụng thì tần số sóng trên dây lúc này là

A. 126 Hz.           

B. 63 Hz.             

C. 252 Hz.           

D. 28 Hz.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm). 

a) Hình vẽ dưới mô tả hai loại sóng địa chấn truyền trong môi trường khi xảy ra động đất: sóng P (sóng sơ cấp) và sóng S (sóng thứ cấp). Hãy phân biệt hai sóng địa chấn này thuộc sóng dọc hay sóng ngang. Giải thích.

b) Với máy dò dùng siêu âm, chỉ có thể phát hiện được các vật có kích thước cỡ bước sóng của siêu âm. Siêu âm trong một máy dò có tần số 5 MHz. Với máy dò này, có thể phát hiện được những vật có kích thước cỡ bao nhiêu milimet nếu như vật ở trong nước. Biết tốc độ âm thanh trong nước là 1 500 m/s.

Câu 2. (1,5 điểm) Hình vẽ cho thấy các phần tử chính của thang sóng điện từ

a) Nêu ba đặc điểm chung của các sóng điện từ.

b) Hãy gọi tên của các sóng điện từ nằm trong vùng A, B, C, D trên hình.

Câu 3. (1 điểm) Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Trên màn chỉ quan sát được 21 vạch sáng mà khoảng cách giữa hai vạch sáng ngoài cùng là 4 cm. Tại hai điểm P và Q là hai vị trí cho vân sáng trên màn. Hãy xác định số vân sáng trên đoạn PQ, biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 2,4 cm.

Câu 4. (1 điểm) Một lò xo ống dài 1,2 m có đầu trên gắn vào một nhánh âm thoa, đầu dưới treo một quả cân. Dao động của âm thoa được duy trì bằng một nam châm điện, và có tần số 50 Hz. Khi đó, trên dây có một hệ sóng dừng, và trên lò xo chỉ có một nhóm vòng dao động với biên độ cực đại. Tính tốc độ truyền sóng trên lò xo.
 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

         A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

A

B

A

D

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

D

A

C

D

B

B

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,5 điểm)

a) Sóng sơ cấp thuộc sóng dọc, sóng thứ cấp thuộc sóng ngang.
Vì: dựa vào hình vẽ ta thấy đối với sóng sơ cấp thì các phần tử sóng dao động có phương trùng với phương truyền sóng, còn với sóng thứ cấp thì các phần tử sóng dao động vuông góc với phương truyền sóng.

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b) 5 MHz = 5.106 Hz 

Bước sóng của siêu âm trong nước

Vậy nếu vật ở trong nước, máy dò chỉ phát hiện được vật có kích thước lớn hơn 0,3 mm.

 

 

1 điểm

 

0,5 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

a) Ba đặc điểm chung của sóng điện từ:

- Sóng điện từ là sóng ngang.

- Tất cả các sóng điện từ đều truyền được trong chân không, với cùng tốc độ lớn nhất là 3.108 m/s.

- Sóng điện từ mang năng lượng.

b) A - tia X; B - tia tử ngoại; C - tia hồng ngoại; D - sóng vi ba.

1 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

Khoảng vân:

Số vân sáng trên đoạn PQ là:

vân sáng

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 4 

(1,0 điểm)

Trên lò xo chỉ có 1 bụng nên:

Do đó: v = λf = 50.2,4 = 120 m/s

 

 

 1 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

2. Sóng

2.1. Sóng và sự truyền sóng

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

1,75

2.2. Các đặc trưng vật lí của sóng

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

2

2.3. Sóng điện từ

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

2.4. Giao thoa sóng

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

1,5

2.5. Sóng dừng

2

1

 

 

1

 

 

 

3

1

1,75

2.6. Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Sóng 

5

16

 

 

1. Sóng và sự truyền sóng 

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm sóng.

- Trình bày được quá trình truyền năng lượng của sóng.

- Nêu được khái niệm sóng dọc, sóng ngang.

1

1

C1a

C1

Thông hiểu

 

- So sánh được sóng dọc và sóng ngang.

 

1

 

C2

Vận dụng

- Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của sóng.

 

1

 

C3

2. Các đặc trưng vật lí của sóng  

Nhận biết

 

- Mô tả sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

 

1

 

C4

Thông hiểu

 

- Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức v = λf.

 

1

 

C5

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức v = λf.

- Vận dụng được phương trình sóng để tính các đại lượng liên quan.

1

 

C1b

 

3. Sóng điện từ  

Nhận biết

 

- Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền cùng tốc độ.

 

1

 

C6

Thông hiểu

 

- Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện tử.

1

1

C2

C7

4. Giao thoa sóng  

Nhận biết

 

- Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa.

 

1

 

C8

Thông hiểu

 

- Trình bày được các biểu thức xác định vị trí khoảng vân và vị trí vân giao thoa trên màn.

 

1

 

C9

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức:

1

 

C3

 

5. Sóng dừng

Nhận biết

- Giải thích được sự hình thành sóng dừng.

- Rút ra điều kiện hình thành sóng dừng trên dây trong hai trường hợp: dây có hai đầu cố định và dây có một đầu cố định, một đầu tự do.

1

2

C4

C10,11

Vận dụng

- Xác định được vị trí nút và bụng của sóng dừng.

 

1

 

C12

6. Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

Nhận biết

- Thiết kế phương án và đo tần số của sóng.

- Thiết kế phương án và đo tốc độ truyền âm trong không khí.

 

2

 

C13,14

Thông hiểu

- Nêu nguyên nhân gây sai số trong thí nghiệm đo tần số của sóng, đo tốc độ truyền âm trong không khí.

- Tính được sai số thí nghiệm.

 

2

 

C15,16

Tìm kiếm google: Đề thi Vật lí 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì Vật lí 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm vật lí 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com