Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đơn vị đo điện tích là gì?

A. jun (J).                         B. culông (C).                   C. vôn (V).                               D. oát (W).

Câu 2. Sự nhiễm điện khi một vật A trung hòa về điện đặt gần một vật B nhiễm điện. Khi đó, hai đầu vật A, gần và xa vật B, lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng dấu với vật B. Khi đưa vật A ra xa vật B, vật A trở về trạng thái trung hòa như lúc đầu. Đó là hiện tượng nhiễm điện do

A. hưởng ứng.                                                            B. tiếp xúc.                               

C. cọ xát.                                                                   D. khác cấu tạo vật chất.

Câu 3. Có ba vật A, B, C kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và C cùng dấu.   

B. Điện tích của vật A và B trái dấu.

C. Điện tích của vật B và C trái dấu.         

D. Điện tích của vật A và B cùng dấu.

Câu 4. Hai điện tích điểm +2Q và -Q được đặt cố định tại hai điểm như hình vẽ. Phải đặt điện tích q0 ở vị trí nào thì lực điện do +2Q và -Q tác dụng lên điện tích q0 có thể cân bằng nhau?

A. Vị trí (1).                      B. Vị trí (2).                      C. Vị trí (3).                               D. Vị trí (4).

Câu 5. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về

A. phương của vecto cường độ điện trường.

B. chiều của vecto cường độ điện trường.

C. phương diện tác dụng lực.

D. độ lớn của lực điện.

Câu 6. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Q = 2.10-13 C. Cường độ điện trường tại một điểm M cách Q một khoảng 2 cm có giá trị bằng

A. 2,25 V/m.                     B. 4,5 V/m.                       C. 2,25.10-4 V/m.             D. 4,5.10-4 V/m.

Câu 7. Cho đường sức điện của hệ hai điện tích q1 và q2 như hình vẽ. Xác định dấu của q1 và q2.

A. q1 < 0, q2 > 0.     

B. q1 > 0, q2 < 0.

C. q1 < 0, q2 < 0.

D. q1 > 0, q2 > 0.                         

Câu 8. Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho

A. thế năng điện tại vị trí đó.

B. công thực hiện được tại vị trí đó.

C. lực điện tác dụng lên điện tích tại vị trí đó.

D. khả năng dịch chuyển điện tích q trong điện trường.

Câu 9. Cho hai bản cực song song, cách nhau 25 cm như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai bản là 2 kV. Tính cường độ điện trường tại điểm C.

A. 4500 V/m.

B. 5000 V/m.

C. 4000 V/m.

D. 8000 V/m.

Câu 10. Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

A. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.

B. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.

C. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.

D. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 11. Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

A. C = QU.

B.

C.

D. .

Câu 12. Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 và C2 (với C1 > C2) thành một bộ tụ có điện dung C. Sắp xếp đúng là

A. C < C2 < C1.                 B. C < C1 < C2.                 C. C2 < C < C1.                D. C2 < C1 < C.

Câu 13. Bộ tụ điện ghép song song gồm: C1 = 3 μF, C2 = 6 μF, C3 = 12 μF, C4 = 24 μF. Xác định điện dung tương đương của bộ tụ điện

A. 24 μF.                          B. 45 μF.                           C. 12 μF.                               D. 3 μF.

Câu 14. Công dụng nào sau đây của một thiết bị không liên quan tới tụ điện?

A. Tích trữ năng lượng.

B. Cung cấp năng lượng.

C. Cung cấp nhiệt năng.

D. Lưu trữ điện tích.

Câu 15. Năng lượng của tụ điện bằng

A. công để tích điện cho tụ điện.

B. điện thế của các điện tích trên các bản tụ điện.

C. tổng điện thế của các bản tụ điện.

D. khả năng tích điện của tụ điện.

Câu 16. Xét một máy khử rung tim xách tay. Để cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế đặt hai điện cực của máy khử rung tim lên ngực bệnh nhân và truyền năng lượng dự trữ trong tụ điện cho bệnh nhân. Giả sử tụ điện trong máy có điện dung 50 μF và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 5000 V. Tính năng lượng của tụ điện.

A. 875 J.                           B. 625 J.                           C. 625.106 J.                            D. 875.106 J.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

a) Có nhận định cho rằng: "Để giảm điện dung của một tụ điện bất kì ta chỉ cần tăng hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện đó". Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai. Vì sao?

b) Một tụ điện có điện dung 1000 μF được tích điện đến hiệu điện thế 10 V. Tính năng lượng của tụ điện.

Câu 2 (1,5 điểm). Độ chênh lệch điện thế giữa mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào trong cơ thể người là 70 mV. Biết mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào lần lượt mang điện âm và mang điện dương. Xác định công mà tế bào cần thực hiện để đưa một ion Na+ chuyển động từ bên trong ra bên ngoài màng tế bào theo cơ chế chủ động qua kênh protein.

Câu 3 (1,5 điểm). Điện tích q1 = -12 μC đặt trong không khí tại điểm A. Tại B cách A 15 cm đặt điện tích q2 = 3μC. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC  = 20 cm, BC = 5 cm.

Câu 4 (1 điểm). Xét hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đưa về vị trí ban đầu thì lực đẩy giữa chúng có độ lớn 3,6.10-4 N. Tính q1 và q2.

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

D

D

C

B

A

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

C

B

A

B

C

A

B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2 điểm)

a) Nhận định trên là sai vì điện dung của một tụ điện chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

 

1 điểm

b) Năng lượng của tụ điện là

 

1 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

Mặt trong mang điện âm, mặt ngoài mang điện dương nên điện trường hướng từ bên ngoài vào bên trong tế bào.

Để đưa một ion Na+ chuyển động từ bên trong ra bên ngoài tế bào tức là làm cho ion đó chuyển động ngược chiều điện trường. Nên công cần thực hiện là công âm.

Công cần thực hiện là: 

A = -qU = -1,6.10-19.70.10-3 = -1,12.10-20 J

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 3

(1,5 điểm)

Vì AC = AB + BC nên ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C.

Áp dụng công thức  

 

Cường độ điện trường tổng hợp tại C là

Vì   ngược chiều nên 

E = |E1 – E2| = 10,8.106 – 2,7.106 = 8,1.106 (V/m)

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 4

(1 điểm)

Ban đầu:

Vì hai quả cầu như nhau và hệ cô lập về điện, nên sau khi tiếp xúc điện tích trên mỗi quả cầu là

Khi đó:

Trường hợp 1: q2 – 8.10-9q + 1,2.10-17 = 0.

Suy ra: 

hoặc

Trường hợp 2: q2 + 8.10-9q + 1,2.10-17 = 0.

Suy ra: 

hoặc

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

2

 

1

 

1

 

 

1

4

1

2

2. Điện trường

1

 

2

 

 

1

 

 

3

1

2,25

3. Điện thế và thế năng điện

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

4. Tụ điện

2

1

2

 

 

 

 

 

4

1

2

5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

2

1

 

 

1

 

 

 

3

1

1,75

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Nhận biết

- Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích.

- Mô tả được cách làm nhiễm điện một vật.

 

2

 

C1,2

Thông hiểu

 

- Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức của định luật Coulomb.

 

1

 

C4

Vận dụng cao

- Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

1

 

C4

 

2. Điện trường 

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm.

- Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường.

 

1

 

C5

Thông hiểu

 

- Nêu được đặc điểm của điện trường đều.

- Nhận biết được từ phổ của một số điện trường đơn giản.

- Sử dụng biểu thức  tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.

 

2

 

C6,7

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức .

1

 

C3

 

3. Điện thế và thế năng điện 

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm thế năng điện và điện thế.

- Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích  bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức.

 

1

 

C8

Thông hiểu

- Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.

1

1

C2

C9

4. Tụ điện 

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm điện dung và đơn vị đo điện dụng (fara).

- Nêu được biểu thức tính điện dung của tụ điện.

1

2

C1a

C10,11

Thông hiểu

 

- Tính được điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

 

2

 

C12,13

5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện 

Nhận biết

 

Nhận biết được ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.

- Nhận biết được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

1

2

C1b

C14,15

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

 

1

 

C16

Tìm kiếm google: Đề thi Vật lí 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì Vật lí 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm vật lí 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net