1. Âm thanh và nguồn phát âm thanh
Hoạt động thực hành 1:
Khi ta gõ trống, vụn giấy chuyển động lên rồi rơi xuống.
Đặt nhẹ một ngón tay lên mặt trên của trống khi gõ. Ngón tay em có cảm giác mặt trống rung.
Hoạt động thực hành 2:
Đặt bàn tay vào cổ như hình 2 và hát một câu hát, em có nghe thấy âm thanh. Tay em có cảm giác cổ rung → Âm thanh đó phát ra từ cổ họng em.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 1.
Thí nghiệm 1: Nguồn phát ra âm thanh là mặt trống.
Thí nghiệm 2: Nguồn phát ra âm thanh là cổ họng.
Điểm chung của vật phát ra âm thanh là chúng đều rung động (mặt trống rung, cổ họng rung).
Câu 2.
Dây dàn ghi ta rung khi gảy đàn.
Màng loa rung khi phát ra âm thanh.
Tiếng kim đồng hồ kêu ghi chạy.
...
2. Sự lan truyền âm thanh
Hoạt động thực hành:
Đặt đồng hồ đang đổ chuông trên bàn, âm thanh truyền đến tai em qua chất khí (không khí).
Em có nghe thấy tiếng chuông đồng hồ. Âm thanh truyền đến tai em qua chất rắn (bình thủy tinh), chất lỏng (nước).
Âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu hỏi vận dụng:
Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân → truyền qua chất rắn.
Con người nói chuyện với nhau → truyền qua chất khí
Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta → truyền qua chất lỏng.
3. So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm
Hoạt động thực hành 1:
Bạn ngồi bàn đầu nghe được tiếng tích tắc to nhất, bạn ngồi bàn cuối nghe được nhỏ nhất.
Hoạt động thực hành 2:
Bạn Minh nghe tiếng còi tàu to hơn.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 1.
Âm thanh nghe được nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa.
Câu 2.
Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi.
Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp nghe thấy bạn đọc bé và đi quá xa thì không nghe thấy gì nữa.
Ngồi gần đài nghe tiếng nhạc to, đi xa dần nghe tiếng nhạc nhỏ đi
…