HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Trên đường từ nhà đến trường em có thể nghe thấy những âm thanh nào?
Trả lời:
Trên đường từ nhà đến trường, em có thể nghe tiếng các phương tiện đi lại, tiếng gió, tiếng mèo kêu, tiếng chim hót, tiếng lá rụng, tiếng nói chuyện, tiếng từ công trường đang xây dựng,...
1. Âm thanh và nguồn phát âm thanh
Câu 1: Thực hiện thí nghiệm:
- Rắc một ít vụn giấy (hoặc vụn xốp) lên mặt trống. Gõ vào mặt trống (Hình 1). Quan sát và mô tả chuyển động của các vụn giấy.
- Đặt nhẹ một ngón tay lên mặt trên của trống khi gõ. Ngón tay em có cảm giác thế nào?
Trả lời:
- Khi ta gõ trống, em nhận thấy vụn giấy chuyển động lên rồi rơi xuống.
- Ngón tay em có cảm giác mặt trống rung khi em đặt nhẹ một ngón tay lên mặt trên của trống khi gõ.
Câu 2: Đặt bàn tay vào cổ như hình 2 và hát một câu hát. Em có nghe thấy âm thanh không? Tay em có cảm giác thế nào? Âm thanh đó phát ra từ đâu?
Trả lời:
Khi em đặt bàn tay vào cổ như hình 2 và hát một câu hát, em đã nghe thấy âm thanh. Đồng thời tay em có cảm giác cổ rung. Em cho rằng âm thanh đó phát ra từ cổ họng.
Câu 3: Hãy cho biết nguồn phát âm thanh ở hai thí nghiệm trên. Khi vật phát ra âm thanh chúng có điểm gì giống nhau?
Trả lời:
Ở hai thí nghiệm trên, nguồn phát ra âm thanh là khác nhau:
- Ở thí nghiệm 1: Nguồn phát ra âm thanh là mặt trống.
- Ở thí nghiệm 2: Nguồn phát ra âm thanh là cổ họng.
- Khi vật phát ra âm thanh, điểm chung của chúng là đều rung động (mặt trống rung, cổ họng rung).
Câu 4: Nêu ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động.
Trả lời:
Các ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động là:
- Màng loa rung khi phát ra âm thanh.
- Dây dàn ghi ta rung khi gảy đàn.
- Tiếng kim đồng hồ kêu ghi chạy.
- Chuông cửa rung khi kêu.
2. Sự lan truyền của âm thanh
Câu 1: Thực hiện thí nghiệm chứng minh âm thanh truyền được qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Chuẩn bị: Bình thuỷ tinh chứa nước, đồng hồ báo thức, túi ni-lông phân huỷ sinh học.
Tiến hành:
- Đặt đồng hồ đang đổ chuông trên bàn, em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ reo. Âm thanh truyền đến tai em qua chất nào?
- Đưa đồng hồ đang đổ chuông vào túi ni-lông, buộc chặt túi rồi thả vào bình nước (Hình 3). Áp một tai vào thành bình, tại kia được bịt lại. Em có nghe tiếng chuông đồng hồ không? Âm thanh truyền đến tai em qua những chất nào?
Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét.
Trả lời:
- Khi đặt đồng hồ đang đổ chuông trên bàn, em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ reo bởi âm thanh truyền đến tai em qua chất khí (không khí).
- Đưa đồng hồ đang đổ chuông vào túi ni-lông, buộc chặt túi rồi thả vào bình nước, em vẫn có thể nghe thấy tiếng chuông đồng hồ. Khi này, âm thanh truyền đến tai em qua chất rắn (bình thủy tinh), chất lỏng (nước).
-> Từ kết quả thí nghiệm trên, em kết luận được rằng: âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 2: Nêu một số ví dụ về âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Trả lời:
- Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân -> truyền qua chất rắn.
- Khi ta nghe thấy tiếng còi xe từ xa ->truyền qua chất khí
- Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta ->truyền qua chất lỏng.
3. So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm
Câu 1: Đặt một chiếc đồng hồ đang hoạt động trên bàn giáo viên.
- Các bạn ngồi ở bàn nào nghe được tiếng tích tắc to nhất, nhỏ nhất?
- Em hãy di chuyển từ bàn đầu xuống dần cuối lớp, lắng nghe tiếng tích tắc để kiểm chứng câu trả lời trên.
Trả lời:
Khi đặt một chiếc đồng hồ đang hoạt động trên bàn giáo viên thì bạn ngồi bàn đầu nghe được tiếng tích tắc to nhất, bạn ngồi bàn cuối nghe được nhỏ nhất.
Em sau khi di chuyển từ bàn đầu xuống dần cuối lớp thì nhận thấy câu trả lời trên là hoàn toàn đúng đắn.
Câu 2: Nhà bạn Minh ở gần ga tàu hoả, nhà bạn Hoa ở xa ga hơn. Bạn nào nghe thấy tiếng còi tàu to hơn?
Trả lời:
Bạn Minh nghe tiếng còi tàu to hơn bởi nhà bạn Minh ở gần ga tàu hoả, nhà bạn Hoa ở xa ga hơn.
Câu 3: Âm thanh nghe được to hơn hay nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa?
Trả lời:
Âm thanh nghe được nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa, ngược lại, âm thanh nghe được to hơn khi di chuyển nguồn âm lại gần.
Câu 4: Nêu ví dụ độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.
Trả lời:
Dưới đây là một số ví dụ về việc độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm:
Tiếng xe cộ: Khi em đứng bên lề đường, em sẽ nghe thấy tiếng xe cộ to dần khi nó tiến lại gần bạn và nhỏ dần khi nó đi xa.
Tiếng chuông nhà thờ: Khi em đi dạo quanh nhà thờ, em sẽ nghe thấy tiếng chuông nhà thờ to rõ khi em đứng gần và nhỏ dần khi em đi xa.
Tiếng nhạc: Khi em đi qua một câu lạc bộ, em sẽ nghe thấy âm nhạc to rõ khi em đứng gần và nhỏ dần khi em đi xa.
Câu 5: Làm “Điện thoại dây” như hình 5 và mô tả âm thanh được truyền đi như thế nào.
Trả lời:
Để làm “Điện thoại dây” như hình 5, em cần hai hộp nhựa nhỏ (có thể là hộp bỏng ngô đã dùng) và một sợi dây mềm dài. Đầu tiên, em đâm một lỗ nhỏ ở đáy mỗi hộp và luồn sợi dây qua hai lỗ này, sau đó buộc chặt hai đầu dây.
Khi một người nói vào một hộp, âm thanh từ giọng nói sẽ làm rung động không khí bên trong hộp. Điều này tạo ra những rung động trên bề mặt của hộp, làm cho dây giữa hai hộp rung động. Rung động này sau đó truyền dọc theo dây đến hộp thứ hai, làm rung động không khí bên trong hộp thứ hai và tạo ra âm thanh mà người thứ hai có thể nghe thấy.
Vì vậy, “điện thoại dây” hoạt động nhờ khả năng của âm thanh truyền rung động qua chất rắn (ở đây là dây), tạo ra âm thanh ở phía bên kia.