A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Vai trò của nhóm thức ăn giàu protein đối với vật nuôi là
A. cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của vật nuôi
B. điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể,...
C. là nguyên liệu để tổng hợp các loại protein đặc trưng của cơ thể,...
D. xúc tác và điều hòa các phản ứng sinh hóa trong cơ thể vật nuôi,....
Câu 2: (NB) Enzyme nào dưới đây được sử dụng trong ủ chua để hỗ trợ quá trình lên men khi hàm lượng đường tan trong nguyên liệu thấp?
A. Hemicellulose
B. Cellulose
C. Hemicellulase
D. Lignin
Câu 3: (NB) Các chất dinh dưỡng như carbohydrate, liqid, protein là những chất
A. cung cấp năng lượng cho vật nuôi
B. sử dụng để tổng hợp các hoạt chất sinh học
C. cấu trúc bắt buộc của một số enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
D. tham gia vào các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kinh
Câu 4 (NB): Phương pháp sử dụng vi sinh vật thường được áp dụng nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn là
A. phương pháp nấu chín
B. phương pháp ủ chua
C. phương pháp xử lí kiềm
D. phương pháp đường hóa
Câu 5 (NB): Nội dung nào dưới đây không phù hợp với công nghệ cấy truyền phôi?
A. Đưa phôi vào các con cái khác nhau
B. Tạo ra nhiều phôi, từ đó phổ biến nhanh những đặc điểm tốt của vật nuôi để phục vụ sản xuất
C. Phổ biến những đặc tính tốt của con cái
D. Thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước
Câu 6 (NB): Cho các bước dưới đây
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Các bước trên là
A. các bước chế biến thức ăn chăn nuôi dạng viên bằng dây chuyền tự động
B. các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi
C. các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho vật nuôi
D. các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò
Câu 7 (NB): Hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác được gọi là
A. Thức ăn xanh
B. Thức ăn đậm đặc
C. Thức ăn hỗn hợp
D. Thức ăn bổ sung
Câu 8 (TH): Cho các bước ủ chua lá sắn làm thức ăn cho bò
(1) Bổ sung muối (0,3% - 0,5%), cám gạo
(2) Thu gom lá sắn tươi, kiểm tra chất lượng
(3) Đánh giá chất lượng sản phẩm, sử dụng
(4) Cắt nhỏ, phơi héo
(5) Ủ lá sắn
Sắp xếp các bước trên theo thứ tự đúng là
A. (2), (4), (1), (5), (3)
B. (4), (2), (5), (1), (3)
C. (4), (2), (3), (5), (1)
D. (2), (4), (5), (1), (3)
Câu 9 (TH): 3 265 Kcal ME/kg thức ăn đối với lợn con giống ngoại có khối lượng 7 – 12 kg là ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng nào của vật nuôi?
A. Nhu cầu protein
B. Nhu cầu khoáng
C. Nhu cầu năng lượng
D. Nhu cầu vitamin
Câu 10 (TH): Công nghệ nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản là
A. thụ tinh trong ống nghiệm
B. xác định giới tính của phôi
C. chỉ thị phân tử
D. công nghệ cấy truyền phôi
Câu 11 (TH): Tại sao cần phải xác định giới tính của phôi?
A. Vì để người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với định hướng sản xuất
B. Vì để người chăn nuôi sản xuất và loại bỏ các đàn vật nuôi làm giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi
C. Vì để người chăn nuôi loại bỏ sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi
D. Vì để người chăn nuôi sản xuất và loại bỏ các đàn vật nuôi có giới tính chưa phù hợp với định hướng sản xuất
Câu 12 (TH): Vì sao chỉ thị phân tử được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc chọn tạo giống?
A. Vì chỉ thị phân tử rút ngắn khoảng cách thế hệ
B. Vì chỉ thị phân tử có khả năng tạo ra nhiều phôi
C. Vì chỉ thị phân tử dễ dàng trao đổi con giống giữa các vùng
D. Vì chỉ thị phân tử được di truyền qua các thế hệ
Câu 13 (NB): Các loại củ (sắn, khoai lang, dong, riềng, củ từ,…) thuộc nhóm thức ăn nào?
A. Nhóm thức ăn giàu khoáng
B. Nhóm thức ăn giàu năng lượng
C. Nhóm thức ăn giàu vitamin
D. Nhóm thức ăn giàu protein
Câu 14 (NB): Phát biểu nào dưới đây không thể hiện tính khoa học trong nguyên tắc lập khẩu phần ăn của vật nuôi?
A. Phù hợp với “khẩu vị” của vật nuôi
B. Phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi
C. Sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu có ở địa phương
D. Đảm bảo đúng tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
Câu 15 (NB): Công nghệ nào được ứng dụng để chế biến thức ăn nghèo protein thành thức ăn giàu protein?
A. Đường hóa
B. Dây truyền tự động
C. Xử lí kiềm
D. Công nghệ vi sinh
Câu 16 (TH): Trước khi đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cần thực hiện
A. nguyên liệu được nén chặt, đậy kín để quá trình lên men yếm khi xảy ra
B. làm nguội và làm khô viên thức ăn để có thể đảm bảo chất lượng và bảo quản
C. các nguyên liệu được phối theo tỉ lệ nhất định
D. nguyên liệu được làm sạch, sấy khô, nghiền ở các kích thước khác nhau tùy vào loại thức ăn
Câu 17 (TH): Cho các bước bảo quản rơm làm thức ăn cho trâu, bò:
Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng
Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%)
Bước 3: Rửa rơm cho sạch nước vôi
Bước 4: Phơi, sấy rơm
Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng
Hỏi đã sử dụng phương pháp bảo quản thức ăn nào qua các bước trên?
A. Phương pháp bảo quản có nguồn gốc sinh học
B. Phương pháp bảo quản trong kho và làm khô
C. Phương pháp kiềm hóa và làm khô
D. Phương pháp đường hóa và sử dụng vi sinh vật
Câu 18 (NB): Nhu cầu duy trì là gì?
A. Là lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể
B. Là lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại
C. Là lượng chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra sản phẩm
D. Là lượng chất dinh dưỡng cần thiết để các hoạt động sinh lí trong trạng thái tăng
Câu 19 (NB): Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,…), premix,… thuộc loại nhóm thức ăn nào?
A. Nhóm thức ăn giàu vitamin
B. Nhóm thức ăn giàu năng lượng
C. Nhóm thức ăn giàu protein
D. Nhóm thức ăn giàu khoáng
Câu 20 (NB): Cách tiến hành phương pháp làm khô là
A. tiến hành phơi hoặc sấy để làm tăng lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi
B. tiến hành phơi hoặc sấy để làm giảm lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi
C. tiến hành phơi hoặc sấy để làm mất hết lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi
D. tiến hành phơi hoặc sấy để làm tăng và giảm lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi
Câu 21 (TH): Cho các bước bảo quản rơm làm thức ăn cho trâu, bò:
Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng
Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%)
Bước 3: Rửa rơm cho sạch nước vôi
Bước 4: Phơi, sấy rơm
Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng
Hỏi đã sử dụng phương pháp bảo quản thức ăn nào qua các bước trên?
A. Phương pháp bảo quản có nguồn gốc sinh học
B. Phương pháp kiềm hóa và làm khô
C. Phương pháp bảo quản trong kho và làm khô
D. Phương pháp đường hóa và sử dụng vi sinh vật
Câu 22 (TH): Cho các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò dưới đây (không theo thứ tự)
(a) Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che kín
(b) Bổ sung lượng cám phù hợp, rắc đều vào rơm, nén chặt rơm
(c) Kiểm tra trong quá trình bảo quản
(d) Xác định khối lượng rơm, rải đều
(e) Nén chặt
(f) Tưới đều dung dịch urea lên
Bước thứ 2 theo thứ tự đúng là
A. (d)
B. (b)
C. (c)
D. (f)
Câu 23 (NB): Chọn đáp án đúng nhất
Thức ăn chăn nuôi chứa thành phần dinh dưỡng nào?
A. Nước và chất khô
B. Chất khoáng và nước
C. Chất vô cơ và chất hữu cơ
D. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng
Câu 24 (NB): Phát biểu nào dưới đây không thể hiện tính khoa học trong nguyên tắc lập khẩu phần ăn của vật nuôi?
A. Phù hợp với “khẩu vị” của vật nuôi
B. Phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi
C. Đảm bảo đúng tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
D. Sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu có ở địa phương
Câu 25 (NB): “Khi chăn nuôi bò thịt, cần nhiều bò đực, ngược lại, chăn nuôi bò sữa hay khi cần bảo tồn và phát triển các giống bò có đặc tính ưu việt lại cần nhiều bò cái” là ví dụ minh họa cho ý nghĩa của
A. công nghệ cấy truyền phôi
B. thụ tinh nhân tạo
C. xác định giới tính phôi ở vật nuôi
D. chỉ thị phân tử
Câu 26 (TH): Tại sao cần phải xác định giới tính của phôi?
A. Vì để người chăn nuôi loại bỏ sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi
B. Vì để người chăn nuôi sản xuất và loại bỏ các đàn vật nuôi làm giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi
C. Vì để người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với định hướng sản xuất
D. Vì để người chăn nuôi sản xuất và loại bỏ các đàn vật nuôi có giới tính chưa phù hợp với định hướng sản xuất
Câu 27 (TH): “Cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene” là ý nghĩa của
A. công nghệ vi sinh
B. xác định giới tính của phôi
C. công nghệ cấy truyền phôi
D. thụ tinh nhân tạo
Câu 28 (TH): Tại sao trong thức ăn của vật nuôi cần có protein?
A. Vì protein có vai trò cấu tạo nên các hợp chất xây dựng cấu trúc tế bào, cơ quan, bộ phận của cơ thể
B. Vì protein trong thức ăn được vật nuôi ăn vào sẽ sử dụng để tổng hợp các hoạt chất sinh học, tạo các mô của vật nuôi
C. Vì protein là thành phần cấu trúc bắt buộc của một số enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tê bào
D. Vì protein có tác dụng điều hóa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể vật nuôi
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (VD) Nêu vai trò của nhóm thức ăn giàu khoáng và năng lượng. Kể tên 3 loại thức ăn thuộc các nhóm thức ăn đó.
Câu 2: (VDC) Em hãy nêu cách phòng gia súc bị ngộ độc khi sử dụng củ sắn và củ khoai tây làm thức ăn.
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. C | 2. C | 3. A | 4. B | 5. D | 6. B | 7. B |
8. A | 9. C | 10. D | 11. A | 12. D | 13. B | 14. C |
15. D | 16. B | 17. C | 18. A | 19. A | 20. C | 21. B |
22. B | 23. A | 24. D | 25. C | 26. C | 27. D | 28. B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1
| - Nhóm thức ăn giàu khoáng: Tham gia vào cấu trúc xương, cấu trúc một số protein chức năng để xúc tác và điều hòa các phản ứng sinh hóa trong cơ thể vật nuôi Ví dụ: Bột vỏ tôm, vỏ cua, vỏ ốc,… - Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của vật nuôi như di chuyển, hô hấp, tiêu hóa thức ăn,… tham gia tạo nên các sản phẩm như thịt, trứng, sữa,… Ví dụ: Thóc, cám gạo, khoai lang,…
| 1đ
1đ
|
Câu 2 | - Củ sắn: Không cho gia súc ăn sắn tươi, chỉ nên cho ăn khi đã qua chế biến như đã ngâm nước trong vài giờ, đã xử lí qua nhiệt (phơi, sấy, ủ chua lên men,…) - Củ khoai lang: Không cho vật nuôi ăn khoai tây đã mọc mầm, vỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh; nấu chín khoai tây | 0,5đ
0,5đ |
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
(Bài 6) | 2 |
| 5 |
|
|
|
|
| 7 | 0 | 1,75 |
2. Công nghệ thức ăn chăn nuôi | 14 |
| 7 |
|
| 1 |
| 1 | 21 | 2 | 8,25 |
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10 |
Điểm số | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 7 | 3 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI | 0 | 7 |
|
| ||
Bài 6. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi | Nhận biết | - Phân tích được ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi - Phân tích được một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi | 2 | C5, 25 | ||
Thông hiểu |
| 5 | C10, 11, 12, 26, 27 | |||
CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI | 2 | 21 |
| |||
Bài 7. Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi | Nhận biết | - Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi - Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi |
| 6 | C1, 13, 14, 18, 19, 23 | |
Thông hiểu |
| 2 | C9, 28 | |||
Vận dụng | 1 |
| C1 |
| ||
Bài 8. Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi | Nhận biết | - Mô tả được các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi |
| 6 | C3, 4, 6, 7, 15, 24 | |
Thông hiểu |
| 2 | C8, 22 | |||
Vận dụng | 1 |
| C2 |
| ||
Bài 9. Bảo quản thức ăn chăn nuôi | Nhận biết | - Mô tả được một số phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi - Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi. |
| 2 | C2, 20 | |
Thông hiểu |
| 3 | C16, 17, 21 |