A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Bệnh nào ở gia cầm do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA (chủ yếu thuộc subtype H5N1) gây ra?
A. Bệnh cúm gia cầm
B. Bệnh Newcastle
C. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
D. Bệnh dịch tả cổ điển
Câu 2: Trong các bệnh “gà rù, cúm gia cầm, tụ huyết trùng gia cầm, bệnh tụ huyết trùng lợn” có bao nhiêu bệnh chưa có thuốc điều trị?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Bệnh gà rù lây lan nhanh và xảy ra ở gà độ tuổi nào?
A. 5 – 6 tuần
B. 3 – 4 tháng
C. 1 – 3 tuần
D. Mọi lứa tuổi
Câu 4: Vaccine DNA tái tổ hợp được sản xuất bằng cách sử dụng các gene như thế nào để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp?
A. Gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật không gây bệnh
B. Gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh
C. Gene tái tổ hợp kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh
D. Gene tái tổ hợp kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật không gây bệnh
Câu 5: Chọn phát biểu sai.
A. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã làm suy yếu
B. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã bất hoạt
C. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các protein của virus, vi khuẩn gây bệnh
D. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng các protein của vi khuẩn không bệnh
Câu 6: Chọn phát biểu sai về quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp
A. Tốn kém
B. Sản xuất trên quy mô lớn
C. Đơn giản
D. Ít tốn kém
Câu 7: Chọn đáp án sai về ảnh hưởng của bệnh đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
A. Một số bệnh gây sẩy thai ở gia súc
B. Bệnh làm vật nuôi thậm chí không lớn
C. Một số bệnh gây sinh con bình thường ở vật nuôi
D. Bệnh làm vật nuôi chậm lớn
Câu 8: Biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ là
A. Thức ăn chăn nuôi chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y
B. Con giống không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
C. Dụng cụ dùng trong chăn nuôi được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng
D. Chuồng trại, khu vực chăn nuôi không được vệ sinh, khử trùng tiêu độc
Câu 9: Bệnh ảnh hưởng đến vật nuôi như thế nào?
A. Nâng cao hiệu suất cho thịt
B. Cho các con giống vật tốt, thúc đẩy kinh tế
C. Thúc đẩy quá trình sinh sản và phát triển
D. Làm vật nuôi chậm lớn, thậm chí không lớn
Câu 10: Bệnh nào dưới đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trâu, bò do vi khuẩn Gram âm có tên Pasteurella multocida gây ra?
A. Bệnh lở mồm, long móng
B. Bệnh cúm gia cầm
C. Bệnh Newcastle
D. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
Câu 11: Đối với gia súc bị bệnh lở mồm long móng, trước khi tái nhập đàn thì cần làm gì?
A. Chôn lấp xa nguồn nước sinh hoạt
B. Xuất nhập tới vùng dịch
C. Mua bán tới vùng dịch
D. Cách li triệt để, điều trị tích cực
Câu 12: Bệnh nào ở lợn do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra?
A. Bệnh Newcastle
B. Bệnh tụ huyết trùng lợn
C. Bệnh tai xanh
D. Bệnh cúm gia cầm
Câu 13: Bệnh nào ở lợn dưới đây chưa có thuốc đặc trị?
A. Bệnh dịch tả lợn cổ điển
B. Bệnh tụ huyết trùng lợn
C. Bệnh lở mồm long móng
D. Bệnh tai xanh
Câu 14: Bệnh tụ huyết trùng lợn thường xảy ra với lợn từ 10 đến 16 tuần tuổi do vi khuẩn ở thể nào?
A. Thể dị tính
B. Thể cấp tính
C. Thể á cấp tính
D. Thể mạn tính
Câu 15: Hình dưới đây minh họa cho các bước phát hiện sớm virus H5N1 gây cúm gia cầm. Hãy quan sát hình và cho biết bước thứ 2 trong quy trình là gì?
A. Tách chiết RNA tổng số
B. Tổng hợp cDNA từ RNA
C. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose
D. Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR
Câu 16: Phương pháp truyền thống khác với ứng dụng công nghệ sinh học như thế nào trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
A. Phương pháp truyền thống có thể phát hiện sớm ngay khi virus xâm nhiễm vào vật nuôi
B. Phương pháp truyền thống phát hiện chính xác các virus gây bệnh trên vật nuôi
C. Phương pháp truyền thống chỉ có thể phát hiện được vật nuôi bị nhiễm virus sau thời gian ủ bệnh
D. Phương pháp truyền thống dễ kiểm soát bệnh ở vật nuôi
Câu 17: Lợn nái khi bị bệnh tai xanh thường có triệu chứng gì?
A. Lợn nái thường bị rốI loạn hô hấp, tỉ lệ chết cao
B. Lợn nái thường sẩy thai, đẻ non, rối loạn sinh sản
C. Lợn nái thường bị tiêu chảy, ho, hắt hơi
D. Lợn nái thường chảy nước mắt và khó thở
Câu 18: Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?
A. Vì miễn dịch được tạo ra bởi vaccine sẽ giảm dần theo thời gian, do đó lợn có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm nhắc lại
B. Vì với một số loại vaccine thì một liều đã đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhắc lại để lợn không bị bệnh
C. Vì miễn dịch được tạo ra bới vaccine sẽ tăng dần theo thời gian nên không cần phải tiêm nhắc lại.
D. Vì với một số loại vaccine thì một liều không đủ nên phải tiêm nhắc lại để cơ thể không sản sinh miễn dịch nữa
Câu 19: Nghề nào có công việc chính là chẩn đoán, phòng, trị bệnh cho vật nuôi; xây dựng chương trình thú ý cho trại chăn nuôi và cộng đồng?
A. Thú y
B. Chăn nuôi thú y
C. Bác sĩ
D. Kĩ sư chăn nuôi thú y
Câu 20: Tại sao phòng, trị bệnh bảo vệ vật nuôi?
A. Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi nhằm phát triển mầm bệnh, làm giảm sức đề kháng vật nuôi
B. Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh
C. Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc mầm bệnh với vật nuôi, làm giảm sức đề kháng vật nuôi
D. Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi nhằm hạn chế ảnh hưởng tốt của bệnh đối với vật nuôi
Câu 21: Chọn phát biểu sai về phòng ngừa bệnh lây truyền từ động vật sang người?
A. Không cần lưu ý về vấn đề an toàn thực phẩm
B. Cân nhắc khi lựa chọn thú cưng
C. Vệ sinh tay thường xuyên
D. Phòng ngừa muỗi hay côn trùng đốt
Câu 22: Để phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, mỗi năm cần tiêm phòng đầy đủ vaccine mấy lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y?
A. 2 lần
B. 1 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 23: Khi trị bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò, ngoài việc điều trị kịp thời bằng các loại kháng sinh thì cần kết hợp với việc gì?
A. Chỉ cần dùng các kháng sinh theo liều lượng của nhà sản xuất
B. Chỉ cần dùng các kháng sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất
C. Tiến hành tiêu hủy theo quy định an toàn
D. Tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức
Câu 24: Bệnh nào là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ở các loài động vật guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn,… do virus có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra?
A. Bệnh lở mồm, long móng
B. Bệnh cúm gia cầm
C. Bệnh tai xanh
D. Bệnh tụ huyết trùng
Câu 25: Biện pháp nào dưới đây dùng để trị bệnh tụ huyết trùng gia cầm?
A. Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú ý trong chăn nuôi; cung cấp thức ăn đầy đủ, an toàn
B. Phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt
C. Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá lạnh
D. Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá nóng
Câu 26: Chọn phát biểu đúng về phòng bệnh cúm gia cầm khi dịch chưa xảy ra.
A. Cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã
B. Buôn bán, giết mổ gia cầm bị bệnh
C. Tiêu độc, khử trùng xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi
D. Tiêm vaccine không đúng quy định
Câu 27: Chọn biện pháp trị bệnh cúm gia cầm đúng trong các biện pháp dưới đây.
A. Phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực
B. Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, phải điều trị dự phòng cho toàn đàn bằng kháng sinh
C. Sử dụng kháng sinh gồm Streptomycin, Tetracycline, Neotesol theo hướng dẫn nhà sản xuất
D. Khai báo với cán bộ thú y địa phương để kịp thời xử lý khi gia cầm bị bệnh
Câu 28: Bệnh “classical swine fever” là bệnh gì?
A. Bệnh gà rù
B. Bệnh tụ huyết trùng lợn
C. Bệnh dịch tả lợn cổ điển
D. Bệnh tai xanh
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm và nguyên nhân của bệnh tụ huyết trùng gia cầm. So sánh bệnh này với bệnh Newcastle và cúm gia cầm.
Câu 2: Giải thích vì sao phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững?
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. A | 2. B | 3. D | 4. B | 5. D | 6. A | 7. C |
8. C | 9. D | 10. B | 11. D | 12. C | 13. A | 14. D |
15. A | 16. C | 17. B | 18. A | 19. D | 20. B | 21. A |
22. A | 23. D | 24. A | 25. B | 26. C | 27. D | 28. C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1
| - Bệnh tụ huyết trùng gia cầm: + Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra. + Đặc điểm bệnh:
- So sánh: + Bệnh Newcastle và bệnh cúm đều do virus gây ra, chưa có thuốc đặc trị, vì vậy phòng bệnh là biện pháp chủ yếu (tiêm vaccine, vệ sinh thú y, cách li nguồn bệnh,…). + Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn gây ra, vì vậy cần làm tốt cả công tác phòng bệnh và trị bệnh, trong đó phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh (không có vaccine). |
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
|
Câu 2 | - Phòng bệnh tốt giúp vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt; cho chất lượng thịt/trứng/sữa cao. - Phòng bệnh tốt => Vật nuôi ít bị bệnh => Giảm sử dụng thuốc kháng sinh => An toàn cho vật nuôi, con người và môi trường. - Phòng bệnh tốt => Không bùng phát thành dịch => Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ môi trường. | 0,5đ
0,25đ
0,25đ |
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi | Bài 11. Vai trò của phòng, trị | 3 |
| 3 |
|
|
|
| 1 | 6 | 1 | 2,5đ (25%) |
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị | 4 |
| 2 |
|
|
|
|
| 6 | 0 | 1,5đ (15%) | |
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị | 3 |
| 3 |
|
| 1 |
|
| 6 | 2 | 3,5đ (35%) | |
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị | 3 |
| 2 |
|
|
|
|
| 5 | 0 | 1,25đ (12,5%) | |
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | 3 |
| 2 |
|
|
|
|
| 5 | 0 | 1,25đ (12,5%) | |
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 3 |
10 điểm (100%) | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 3đ | 0đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 7đ | 3đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NÔI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI | 2 | 28 |
|
| ||
Bài 11. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi | Nhận biết | - Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi - Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường | 3 | C7, 8, 9 | ||
Thông hiểu |
| 3 | C19, 20, 21 | |||
Vận dụng cao | 1 |
| C2 |
| ||
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị |
Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn |
| 4 | C12, 13, 14, 28 | |
Thông hiểu |
| 2 | C17, 18 | |||
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị | Nhận biết
| Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm |
| 3 | C1, 2, 3 | |
Thông hiểu |
| 3 | C25, 26, 27 | |||
Vận dụng | 1 |
| C1 |
| ||
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị |
Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò |
| 3 | C10, 11, 24 | |
Thông hiểu |
| 2 | C22, 23 | |||
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | Nhận biết
| Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi |
| 3 | C4, 5, 6 | |
Thông hiểu |
| 2 | C15, 16 |