Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Bệnh Newcastle là gì? 

A. Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở lợn

B. Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia súc, xảy ra chủ yếu ở lợn 

C. Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia súc, xảy ra chủ yếu ở gà nên còn được gọi là bệnh gà rù 

D. Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở gà nên còn được gọi là bệnh gà rù 

Câu 2: Triệu chứng nào dưới đây không phải của bệnh Newcastle?

A. Ủ rũ

B. Uống ít nước

C. Mào tím tái

D. Lắc đầu

Câu 3: Đặc trưng của bệnh cúm gia cầm là

A. giảm đẻ, trứng bị biến dạng, vỏ trứng xù xì

B. ngoẹo cổ, bước vòng tròn, liệt chân và cánh

C. sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và sinh sản

D. ngáp, lắc đầu, diều căng và đầy hơi, khó thở

Câu 4: Dạng vaccine nào được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó? 

A. Vaccine DNA tái tổ hợp 

B. Vaccine NDA tái tổ hợp

C. Vaccine RNA tái tổ hợp

D. Vaccine NRA tái tổ hợp

Câu 5: Chọn phát biểu sai

A. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã làm suy yếu

B. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã bất hoạt

C. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các protein của virus, vi khuẩn gây bệnh

D. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng các protein của vi khuẩn không bệnh 

Câu 6: Chọn phát biểu đúng về tác hại của bệnh do virus gây ra nếu không phát hiện sớm?

A. Làm tăng trưởng nền kinh tế

B. Bảo vệ sức khỏe con người

C. Có thể bùng phát thành dịch

D. Bảo vệ môi trường

Câu 7: Khi vật nuôi bị bệnh không có biểu hiện nào dưới đây?

A. Nhanh nhẹn

B. Buồn bã

C. Chán ăn

D. Bỏ ăn

Câu 8: Quan sát hình dưới đây và cho biết biện pháp an toàn nào cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ đã được áp dụng?

Hướng dẫn vệ sinh chuồng trại nuôi gà - Gà Thả Vườn

A. Vệ sinh dụng cụ dùng trong chăn nuôi

B. Kiểm dịch giống vật nuôi

C. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc

D. Thức ăn chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn

Câu 9: Bệnh ảnh hưởng đến vật nuôi như thế nào? 

A. Nâng cao hiệu suất cho thịt 

B. Cho các con giống vật tốt, thúc đẩy kinh tế

C. Thúc đẩy quá trình sinh sản và phát triển

D. Làm vật nuôi chậm lớn, thậm chí không lớn

Câu 10: Cách xử lí đối với trâu, bò, lợn chết vì bệnh lở mồm long móng là 

A. chôn sâu dưới đất gần khu dân cư

B. chôn dưới đất gần khu vực chăn nuôi

C. chôn sâu giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kĩ xa khu dân cư

D. chôn sâu giữa hai lớp đất tại bãi chăn thả động vật

Câu 11: Biểu hiện “con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao, viêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi” là biểu hiện của bệnh nào ở trâu, bò?

A. Bệnh cúm gia cầm

B. Bệnh tụ huyết trùng

C. Bệnh lở mồm, long móng

D. Bệnh tiên mao trùng 

Câu 12: Bệnh nào ở lợn do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra?

A. Bệnh Newcastle 

B. Bệnh tụ huyết trùng lợn

C. Bệnh tai xanh

D. Bệnh cúm gia cầm

Câu 13: Triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả lợn cổ điển là

A. sốt cao, chán ăn, buồn bã

B. sốt cao, tiêu chảy, da có nhiều điểm xuất huyết

C. tiêu chảy, chảy nước mắt và nước mũi 

D. bỏ ăn, ho, xù lông

Câu 14: Không được thực hiện biện pháp nào với lợn bị bệnh tai xanh?

A. Tắm cho lợn bị bệnh

B. Sử dụng Sorbitol để giải độc gan cho lợn

C. Sử dụng Sorbitol để giải độc thận cho lợn

D. Sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm để điều trị

Câu 15: Hình dưới đây minh họa cho các bước phát hiện sớm virus H5N1 gây cúm gia cầm. Hãy quan sát hình và cho biết bước thứ 3 trong quy trình là gì? 

A. Tách chiết RNA tổng số 

B. Tổng hợp cDNA từ RNA

C. Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR

D. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose

Câu 16: Tại sao các virus gây bệnh sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật nuôi cần thời gian ủ bệnh? 

A. Vì để giảm thiểu tổn thất cho người chăn nuôi

B. Vì virus khó kiểm soát 

C. Vì để nhân lên đủ số lượng có thể gây bệnh cho vật nuôi

D. Vì để phát hiện ngay sau khi virus xâm nhiễm vào vật nuôi

Câu 17: Lợn nái khi bị bệnh tai xanh thường có triệu chứng gì? 

A. Lợn nái thường bị rối loạn hô hấp, tỉ lệ chết cao

B. Lợn nái thường chảy nước mắt và khó thở

C. Lợn nái thường bị tiêu chảy, ho, hắt hơi

D. Lợn nái thường sẩy thai, đẻ non, rối loạn sinh sản

Câu 18: Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?

A. Vì miễn dịch được tạo ra bởi vaccine sẽ giảm dần theo thời gian, do đó lợn có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm nhắc lại 

B. Vì với một số loại vaccine thì một liều đã đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhắc lại để lợn không bị bệnh

C. Vì miễn dịch được tạo ra bởi vaccine sẽ tăng dần theo thời gian nên không cần phải tiêm nhắc lại. 

D. Vì với một số loại vaccine thì một liều không đủ nên phải tiêm nhắc lại để cơ thể không sản sinh miễn dịch nữa

Câu 19: Bệnh ở vật nuôi không do nguyên nào dưới đây?

A. Di truyền

B. Thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn

C. Vi sinh vật gây bệnh

D. Rối loạn trao đổi chất

Câu 20: Tại sao phải phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

A. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, gây hại cho sức khỏe con người và mất cân bằng sinh thái

B. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ làm lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái

C. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ làm dịch bùng phát, gây hại sức khỏe con người và môi trường sinh thái

D. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ giúp hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người

Câu 21: Chọn phát biểu sai về phòng ngừa bệnh lây truyền từ động vật sang người?

A. Không cần lưu ý về vấn đề an toàn thực phẩm 

B. Cân nhắc khi lựa chọn thú cưng

C. Vệ sinh tay thường xuyên

D. Phòng ngừa muỗi hay côn trùng đốt

Câu 22: Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò có thể xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa nào? 

A. Mùa hè

B. Mùa nắng

C. Mùa khô

D. Mùa mưa

Câu 23: Tại sao phải định kì bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho trâu, bò để phòng bệnh tụ huyết trùng?

A. Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị, khi con vật bị bệnh phải tiêu hủy theo quy định an toàn 

B. Vì trâu, bò nhiễm bệnh thông qua vật trung gian truyền bệnh là các loài ruồi trâu

C. Vì bệnh do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, bùng phát khi thời tiết thay đổi

D. Vì bệnh thường xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi

Câu 24: Bệnh nào là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ở các loài động vật guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn,… do virus có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra? 

A. Bệnh lở mồm, long móng

B. Bệnh cúm gia cầm

C. Bệnh tai xanh

D. Bệnh tụ huyết trùng

Câu 25: Chọn phát biểu sai về bệnh cúm gia cầm?

A. Tỉ lệ chết thấp khoảng 10%

B. Làm một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất

C. Các loài chim hoang dã thường mang mầm bệnh mà ít biểu hiện thành bệnh 

D. Một số loài động vật là con người cùng có thể bị bệnh này

Câu 26: Chọn phát biểu sai về phòng bệnh Newcastle. 

A. Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định

B. Mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch

C. Ngăn chặn nguồn bệnh bằng biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi

D. Thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định

Câu 27: Chọn biện pháp trị bệnh cúm gia cầm đúng trong các biện pháp dưới đây.

A. Phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực

B. Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, phải điều trị dự phòng cho toàn đàn bằng kháng sinh

C. Sử dụng kháng sinh gồm Streptomycin, Tetracycline, Neotesol theo hướng dẫn nhà sản xuất

D. Khai báo với cán bộ thú y địa phương để kịp thời xử lý khi gia cầm bị bệnh

Câu 28: Lịch tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh đối với lợn thịt là 

A. tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau từ 3 đến 4 tháng

B. tiêm vào thời điểm khoảng 3 – 4 tuần trước khi phối giống

C. mũi 1 vào lúc khoảng 2 – 6 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 4 tháng

D. tiêm lúc 18 tuần tuổi và tiêm nhắc lại 6 tháng/lần

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển và bệnh tai xanh.

Câu 2: Bệnh tiên mao trùng là một trong những bệnh kí sinh trùng đường máu phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn trâu, bò. Bệnh thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều. Mầm bệnh là tiên mao trùng Trypanosoma evansi, là một loại kí sinh trùng đơn bào, có hình mũi khoan, sống kí sinh và di chuyển được trong máu nhờ một roi tự do. Trâu, bò bị nhiễm bệnh thông qua vật trung gian truyền bệnh là các loại ruồi trâu (mòng) hút máu. Trâu, bò bắt đầu phát bệnh sau khoảng một tuần kể từ khi bị nhiễm bệnh. Để phòng bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò, người ta thường phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng.  Em hãy giải thích tại sao?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

1. D

 2. B

3. C

4. A

5. D

6. C

7. A

8. C

9.D

10. C

11. B

12. C

13. B

14. A

15. B

16. C

17. D

18. A

19. B

20. D

21. A

22. D

23. C

24. A

25. A

26. B

27. D

28. C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Đặc điểm bệnh

Bệnh dịch tả lợn cổ điển

Do virus dịch tả lợn cổ điện có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae 

- Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước

- Virus gây bệnh có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao

- Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao, tiêu chảy, da có nhiều điểm xuất huyết 

Bệnh tai xanh

Do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra

- Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn

- Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khỏe và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus

- Sau khi nhiễm bệnh, lợn thường kén ăn hoặc bỏ ăn, ho, khó thở, sốt cao, một số lợn bệnh có dấu hiệu tai chuyển màu xanh tím 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

Phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng để hạn chế nơi trú ẩn của động vật trung gian truyền bệnh cũng như tiêu diệt mầm bệnh nếu xuất hiện 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Bài 11. Vai trò của phòng, trị  

3

 

3

 

 

 

 

 

6

0

1,5đ

(15%)

Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

4

 

2

 

 

1

 

 

6

1

3,5đ

(35%)

Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

3

 

3

 

 

 

 

 

6

0

1,5đ

(15%)

Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

3

 

2

 

 

 

 

1

5

1

2,25đ

(22,5%)

Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

3

 

2

 

 

 

 

 

5

0

1,25đ

(12,5%)

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

 

10 điểm

(100%)

Điểm số

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

 

IV. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NÔI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

2

28

 

 

Bài 11. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

Nhận biết

- Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

- Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường

 

3

 C7, 8, 9

Thông hiểu

 

3

 

C19, 20, 21

Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

Nhận biết

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn

 

4

 

C12, 13, 14, 28

Thông hiểu

 

2

 

C17, 18

Vận dụng

1

 

C1

 

Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

Nhận biết

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm

 

3

 

C1, 2, 3

Thông hiểu

 

3

 

C25, 26, 27

Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

Nhận biết

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò 

 

3

 

C10, 11, 24

Thông hiểu

 

2

 

C22, 23 

Vận dụng cao

1

 

C2

 

Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Nhận biết

 

 

Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

 

3

 

C4, 5, 6

Thông hiểu

 

2

 

C15, 16

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com