A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, em cần:
A. Suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, thất vọng.
B. Hạn chế giao tiếp, xa lánh người thân, bạn bè.
C. Từ chối sự chia sẻ, phản bác ý kiến của người thân, bạn bè.
D. Thực hiện các hoạt động giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân (nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, chơi thể thao, đi bộ nhẹ nhàng,…).
Câu 2 (0,5 điểm). Biểu hiện của việc bắt nạt học đường về tinh thần (tẩy chay, nói xấu,…) sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Xấu hổ, xa lánh mọi người.
B. Tổn thương về thể chất.
C. Buồn bã, suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
D. Lo sợ, không dám đến trường.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những cách thức xây dựng, giữ gìn tình bạn?
A. Luôn quan tâm, giúp đỡ nhau trong nhau học tập và cuộc sống.
B. Toan tính, so bì, ganh tị trong tình bạn.
C. Chỉ ra và góp ý cho những hạn chế của bạn để sửa đổi.
D. An ủi, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn, chuyện khó khăn.
Câu 4 (0,5 điểm). Xử lí tình huống dưới đây để thể hiện em là người có trách nhiệm.
Em được cô giáo phân công mang lọ hoa, khăn trải bàn để trang trí lớp học trong buổi sơ kết thi đua. Nhưng đúng buổi sáng hôm đó, em lại bị sốt, không thể đến lớp được.
Em sẽ làm gì?
A. Em không cần gọi điện hoặc nhờ bố mẹ gọi điện giúp mình để báo với cô giáo việc này, vì em đang bị sốt, cô sẽ thông cảm cho em.
B. Em gọi điện hoặc nhờ bố mẹ gọi điện giúp mình để báo với cô về việc em bị sốt để cô sắp xếp bạn khác thực hiện nhiệm vụ thay cho em.
C. Em sẽ xin lỗi cô sau khi em khỏi ốm.
D. Em cố gắng đi học và thực hiện nhiệm vụ dù em đang sốt cao.
Câu 5 (0,5 điểm). Để tranh biện có hiệu quả, em không nên:
A. Phản bác thẳng ý kiến của người khác.
B. Lắng nghe, nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan.
C. Kiềm chế cảm xúc khi bày tỏ quan điểm.
D. Tránh làm tổn thương người khác, tránh gây mất đoàn kết.
Câu 6 (0,5 điểm). Khi thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm, em nên:
A. Hiếu thắng, tranh cãi đến cùng để bảo vệ ý kiến của mình mà thiếu lập luận khoa học.
B. Dễ dàng chấp nhận mọi ý kiến của người khác.
C. Sử dụng ngôn từ văn minh, lịch sử.
D. Phản bác thẳng ý kiến của người khác.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người?
A. Thời gian gần đây, vì ham chơi điện tử nên kết quả làm bài kiểm tra của B rất kém. B cảm thấy vô cùng có lỗi với bố mẹ, thầy cô giáo. Vì vậy, B quyết tâm không chơi điện tử nữa và dành nhiều thời gian hơn để ôn lại kiến thức cũ.
B. Các bạn trong nhóm rủ H sau khi tan học sẽ đến nhà L dự sinh nhật. Nhưng mẹ của H đang ốm, bố H đi làm xa. Vì vậy, H đã chúc mừng sinh nhật L trên lớp để tan học có thể về nhà chăm sóc mẹ.
C. N thường dành rất nhiều thời gian để trò chuyện trên các trang mạng xã hội và chơi điện tử. Có những ngày N chơi rất khuya nên ảnh hưởng đến sức khỏe và không hoàn thành được các nhiệm vụ học tập.
D. A được giao nhiệm vụ trong nhóm sưu tầm những bức ảnh về các danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội. A nhớ ra trên các tạp chí, báo hoặc các cuốn lịch thường có những hình ảnh đẹp về phong cảnh Hà Nội. Vì vậy, A đã tranh thủ thời gian rảnh rỗi đến nhà họ hàng, hàng xóm để xin những bức ảnh này. Cuối cùng, An đã sưu tầm được khá nhiều hình ảnh theo sự phân công.
Câu 8 (0,5 điểm). Đề xuất cách xử lí tình huống thể hiện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường trong tình huống dưới đây:
Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, N đã bị K chụp một bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, K luôn nói N là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp.
Nếu là N, em sẽ làm gì?
A. Giấu giếm bố mẹ, thầy cô về thông tin mình bị K đe dọa vì sợ K đưa ảnh không được đẹp của mình lên mạng xã hội.
B. Nói chuyện với K hãy ngừng việc đe dọa bạn bè lại. Nếu K vẫn tiếp tục đe dọa, sẽ báo cáo sự việc với bố mẹ, giáo viên để có hướng giải quyết dứt điểm.
C. Mặc kệ cho K có thể đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp, vì một thời gian nữa mọi chuyện sẽ lắng xuống, không ai bàn tán đến nữa.
D. Có hành động trả đũa lại việc K đe dọa mình.
Câu 9 (0,5 điểm). Để góp phần xây dựng truyền thống của nhà trường, em có thể:
A. Hạn chế tham gia các hoạt động đấu tranh, phòng tránh các biểu hiện không lành mạnh.
B. Chỉ xây dựng, duy trì và giữ gìn tình bạn với những bạn có thành tích học tập xuất sắc.
C. Đoàn kết, tương thân tương ái với những bạn bè có cùng hoàn cảnh, điều kiện.
D. Tham gia các hoạt động kết nối nhà trường và cộng đồng (lao động công ích, hoạt động thiện nguyện).
Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, khi thương thuyết trong một số tình huống, em cần lưu ý điều gì?
A. Xác định mục tiêu thương thuyết.
B. Nói chân thành, từ tốn với thái độ tôn trọng.
C. Mỗi bên giải thích rõ ràng cho sự lựa chọn của mình.
D. Trao đổi để đề ra phương án có lợi cho cả hai bên.
Câu 11 (0,5 điểm). Khi em cần đưa ra lời từ chối trong tình huống vượt quá khả năng (từ chối trì hoãn), em có thể nói với họ:
A. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn khi khác nhé!
B. Không, mình không muốn/ mình không thích.
C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án này!
D. Phương án này sẽ hợp lí hơn.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về người có trách nhiệm?
A. Người sao hẹn một mà nên/ Kẻ sao chín hẹn mà quên cả mười.
B. Cha chung không ai khóc.
C. Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì thả cho bò nó ăn.
D. Sống chết mặc bay.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Cho chủ đề tranh biện: Mạng xã hội là phương tiện truyền thông tốt.
Em hãy đưa ra điểm ủng hộ, phản đối và đưa ra các dẫn chứng để bảo vệ các quan điểm đó.
Câu 2 (1,0 điểm). Để trở thành người có trách nhiệm, em cần rèn luyện những gì?
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
D | C | B | B | A | C |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
C | B | D | B | A | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | - Ủng hộ: + Mạng xã hội cập nhật thông tin mới về mọi lĩnh vực trong cuộc sống nhanh hơn tất cả các kênh truyền thông khác. (Nêu dẫn chứng) => Mạng xã hội trở thành nguồn thông tin phổ biến. + Mạng xã hội giúp chúng ta kết nối với mọi người. (Nêu dẫn chứng) => Mạng xã hội giúp mọi người kết bạn và củng cố các mối quan hệ. + …… - Phản đối: + Mạng xã hội truyền tải nhiều thông tin sai sự thật, không đáng tin cậy. (Nêu dẫn chứng) => Chúng ta không chắc chắn đâu là thông tin đúng bởi liên tục có tin tức sai sự thật trên mạng xã hội. + Mạng xã hội dẫn đến căng thẳng và mâu thuẫn trong mối quan hệ ở cuộc sống thực. (Nêu dẫn chứng) => Mạng xã hội gây nên sự chia rẽ các mối quan hệ. | 1,5 điểm
1,5 điểm
|
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, nêu một số việc em cần rèn luyện để trở thành người có trách nhiệm: Gợi ý: - Lập kế hoạch cho các hoạt động của bản thân. - Thực hành kỉ luật. - Đối mặt với khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Tiếp nhận góp ý một cách cầu thị, lắng nghe tích cực. - Tránh trì hoãn công việc. - Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. | 1,0 điểm |
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân | 2 |
| 2 |
|
| 1 |
|
| 4 | 1 | 5,0 |
Chủ đề 2: Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người | 1 |
| 2 |
| 1 |
|
| 1 | 4 | 1 | 3,0 |
Chủ đề 3: Xây dựng trường học thân thiện | 1 |
| 2 |
| 1 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Khám phá một số đặc điểm của bản thân | Nhận biết | - Nhận biết được cách để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tính cực. - Nêu được lưu ý khi thực hiện tranh biện bảo vệ. | 2 |
| C1, C6 |
|
Thông hiểu | - Xác định được việc em không nên làm để tranh biện có hiệu quả. - Xác định được việc em cần lưu ý khi thương thuyết trong một số tình huống. | 2 |
| C5, C10 |
| |
Vận dụng | Đưa ra được dẫn chứng để bảo vệ quan điểm mà em lựa chọn về chủ đề: Mạng xã hội là phương tiện truyền thông tốt. |
| 1 |
| C1 (TL) | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người | Nhận biết | Xác định được câu ca dao, tục ngữ nói về trách nhiệm. | 1 |
| C12 |
|
Thông hiểu | - Xác định được tình huống thể hiện người sống không có trách nhiệm với bản thân và mọi người. - Nhận biết được câu em có thể nói khi em cần đưa ra lời từ chối trong tình huống vượt quá khả năng (từ chối trì hoãn). | 2 |
| C7, C11 |
| |
Vận dụng | Xử lí tình huống để thể hiện em là người có trách nhiệm. | 1 |
| C4 |
| |
Vận dụng cao | Nêu những việc em cần làm để trở thành người có trách nhiệm. |
| 1 |
| C2 (TL) | |
Xây dựng trường học thân thiện | Nhận biết | Xác định được việc làm để góp phần xây dựng truyền thống của nhà trường. | 1 |
| C9 |
|
Thông hiểu | - Xác định được hậu quả của biểu hiện của việc bắt nạt học đường về tinh thần (tẩy chay, nói xấu,…). - Xác định được cách thức không phải để xây dựng, giữ gìn tình bạn. | 2 |
| C2, C3 |
| |
Vận dụng | Đề xuất được cách xử lí tình huống thể hiện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. | 1 |
| C8 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|