A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?
A. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm xây dựng và phát triển cộng đồng bằng những việc làm cụ thể: bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh, tham gia các hoạt động giáo dục giữ gìn truyền thống, các hoạt động thiện nguyện.
B. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện giúp chúng ta thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển cộng đồng và xã hội.
C. Mỗi cá nhân cần tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
D. Ưu tiên các đối tượng, gia đình thân quen được thụ hưởng trong các hoạt động thiện nguyện.
Câu 2 (0,5 điểm). Biện pháp được địa phương sử dụng để phòng tránh lũ lụt là:
A. Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.
B. Trú tránh dưới gốc cây, cột điện.
C. Sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế.
D. Sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ.
Câu 3 (0,5 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hoạt động thiện nguyện (sự chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ trước những hoàn cảnh bất hạnh)?
A. Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
B. Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
C. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
D. Anh em cốt nhục đồng bào/ Kẻ sau người trước phải hào cho vui.
Câu 4 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về phòng tránh thiên tai?
A. Truyền thông về phòng chống thiên tai giúp mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
B. Hằng năm, đất nước ta chịu khá nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải biết cách phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
C. Là một học sinh THCS, em nên tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động.
D. Truyền thông về phòng tránh thiên tai là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương không phải là nghĩa vụ của người dân địa phương.
Câu 5 (0,5 điểm). Ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương là:
A. Tô điểm vẻ đẹp, thể hiện bề dày văn hóa đa dạng của địa phương, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân địa phương và người dân cả nước.
B. Người dân địa phương được tùy ý sử dụng các hiện vật thuộc về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
C. Người dân địa phương sử dụng không gian cảnh quan cho mục đích kinh tế.
D. Thể hiện sự quan tâm của chính quyền tới địa phương.
Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương?
A. Ban hành các quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
B. Xử phạt nghiêm những hành vi làm thay đổi cấu trúc cảnh quan và sự hài hòa trong không gian.
C. Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan.
D. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu là một hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương?
A. Xây dựng Quỹ hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
B. Phát triển thế mạnh và tài năng của bản thân.
C. Phát huy truyền thống hiếu học.
D. Tự thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Câu 8 (0,5 điểm). Là học sinh trung học cơ sở, em có thể tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai dưới đây do cơ quan nào tổ chức, phát động?
- Giúp người dân chằng néo nhà cửa, công trình công cộng.
- Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương.
- Trồng cây ở đường làng, lối xóm, các khu đồi trọc.
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
C. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9 (0,5 điểm). Có mấy mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương?
A. 3
B. 4
C. 5
D. Tùy từng loại thiên tai.
Câu 10 (0,5 điểm). Mức độ xảy ra hiện tượng lũ lụt ở nước ta như thế nào?
A. Hiếm khi.
B. Thỉnh thoảng.
C. Thường xuyên.
D. Chưa có.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là một loại tài liệu về thiên tai địa phương?
A. Lời kể truyền miệng của người dân ở gần khu vực xảy ra thiên tai.
B. Ảnh chụp ghi lại cảnh tượng thiên tai và thiệt hại được lưu giữ trên các trang báo, trang mạng.
C. Video quay lại cảnh tượng thiên tai và thiệt hại được lưu giữ trên các trang mạng, trang báo điện tử.
D. Số liệu thống kê về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra trong các bản báo cáo được đăng tải trên trang báo địa phương
Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, tình huống nào dưới đây thể hiện việc làm góp phần giáo dục truyền thống của địa phương?
A. M hát rất hay nhưng không muốn tham gia liên hoan văn nghệ truyền thống tại địa phương. M cho rằng, những bài hát đó quá cũ và không còn phù hợp với đại bộ phận giới trẻ.
B. Địa phương và gia đình T có truyền thống làm gốm. Tuy nhiên, T quyết định không theo nghề truyền thống của địa phương. T cho rằng, sản phẩm giá cả cao và tình hình xuất khẩu không khả quan.
C. H là cô giáo tiểu học. Đến cuối tuần, H mở lớp học tình thương, dạy chữ cho trẻ em khó khăn không có hoàn cảnh đến trường tại địa phương.
D. Lớp M tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường tại một khu dân cư. M lấy lí do không tham gia. M cho rằng: Đó là công việc của người lao công, cuối tuần là để nghỉ ngơi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Giới thiệu về vẻ đẹp của một danh lam thắng cảnh hoặc cảnh quan thiên nhiên của địa phương em mà em ấn tượng nhất.
b. Nêu một số việc làm của một người học sinh trung học cơ sở để giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương em.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số biện pháp mà địa phương em đã thực hiện để phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai ở địa phương.
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
D | A | D | C | A | C |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
A | B | C | C | A | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | a. HS liên hệ thực tế tại địa phương, giới thiệu về vẻ đẹp của một danh lam thắng cảnh hoặc cảnh quan thiên nhiên của địa phương em mà em ấn tượng nhất. Gợi ý: - Tên danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương em. - Giới thiệu vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đó. - Ý nghĩa của của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đó với địa phương. b. Một số việc làm của một người học sinh trung học cơ sở để giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương: + Không vứt rác bừa bãi. + Thu gom rác trên bãi biển. + Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây. + Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. + Đi tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh. + Tố giác kẻ gian. +….. | 2,0 điểm
1,0 điểm
|
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ thực tế tại địa phương, nêu một số biện pháp mà địa phương em đã thực hiện để phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai ở địa phương. | 1,0 điểm |
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 6: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng | 2 |
| 3 |
| 1 | 1 |
|
| 6 | 1 | 6,0 |
Chủ đề 7: Truyền thông phòng tránh thiên tai | 2 |
| 3 |
| 1 |
|
| 1 | 6 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 |
| 6 |
| 2 | 1 |
| 1 | 12 | 2 | 14 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng | Nhận biết | - Nêu được ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương. - Nhận biết được một hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương. | 2 |
| C2, C7 |
|
Thông hiểu | - Tìm được ý không đúng khi nói về việc tham gia hoạt động phát triển cộng đồng. - Nêu được trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Xác định được tình thể hiện việc làm góp phần giáo dục truyền thống của địa phương. | 3 |
| C1, C6, C12 |
| |
Vận dụng | - Tìm được câu tục ngữ nói về hoạt động thiện nguyện (sự chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ trước những hoàn cảnh bất hạnh). - Giới thiệu được vẻ đẹp của một danh lam thắng cảnh hoặc cảnh quan thiên nhiên của địa phương em mà em ấn tượng nhất; Nêu được một số việc làm của một người học sinh trung học cơ sở để giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương em. | 1 | 1 | C3 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
Truyền thông phòng tránh thiên tai | Nhận biết | - Nhận biết được biện pháp được địa phương sử dụng để phòng tránh lũ lụt. - Nêu được các mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương. | 2 |
| C2, C9 |
|
Thông hiểu | - Tìm được ý không đúng khi nói về phòng tránh thiên tai. - Nêu được mức độ xảy ra hiện tượng lũ lụt ở nước ta. - Tìm được ý không phải là một loại tài liệu về thiên tai địa phương. | 3 |
| C4, C10, C11 |
| |
Vận dụng | Nêu được cơ quan tổ chức các hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai mà em có thể trực tiếp tham gia khi đang là học sinh THCS. | 1 |
| C8 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|