Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản 1 (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 bản 1 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 HĐTN 8 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm). Việc làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh là:

A. “Lưu danh”, vẽ, viết lên các danh lam thắng cảnh.

B. Vận động, tuyên truyền bảo vệ danh lam thắng cảnh.

C. Xả rác bừa bãi khi tham quan.

D. Tiếp tay hoặc giấu diếm cho kẻ gian ăn cắp hiện vật tại các danh lam thắng cảnh.

Câu 2 (0,5 điểm). Hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh 1 vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh, là loại hình thiên tai nào?

A. Xâm nhập mặn.

B. Bão.

C. Dông, lốc.

D. Áp thấp nhiệt đới.

Câu 3 (0,5 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hoạt động thiện nguyện (sự chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ trước những hoàn cảnh bất hạnh)?

A. Thấy ai đói rách thì thương/ Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.

B.  Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

C. Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

D. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.

Câu 4 (0,5 điểm). Hoạt động nào dưới đây không phù hợp với lứa tuổi để duy trì việc phát triển cộng đồng?

A. Duy trì và tham gia vận động mọi người tham gia các câu lạc bộ truyền thống.

B. Tạm dừng việc học ở nhà trường, mở lớp học tình thương để giúp đỡ các bạn nhỏ cơ nhỡ.

C. Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

D. Duy trì tham gia lễ hội truyền thống.

Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, tình huống nào dưới đây thể hiện việc làm góp phần giáo dục truyền thống của địa phương?

A. M hát rất hay nhưng không muốn tham gia liên hoan văn nghệ truyền thống tại địa phương. M cho rằng, những bài hát đó quá cũ và không còn phù hợp với đại bộ phận giới trẻ.

B. Địa phương và gia đình T có truyền thống làm gốm. Tuy nhiên, T quyết định không theo nghề truyền thống của địa phương. T cho rằng, sản phẩm giá cả cao và tình hình xuất khẩu không khả quan.

C. H là cô giáo tiểu học. Đến cuối tuần, H mở lớp học tình thương, dạy chữ cho trẻ em khó khăn không có hoàn cảnh đến trường tại địa phương.

D. Lớp M tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường tại một khu dân cư. M lấy lí do không tham gia. M cho rằng: Đó là công việc của người lao công, cuối tuần là để nghỉ ngơi.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu là biện pháp phòng, tránh bão sau khi xảy ra bão?

A. Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas.

B. Ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.

C. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.

D. Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước.

Câu 7 (0,5 điểm). Khi thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện, em cần lưu ý điều gì?

A. Đối xử công bằng với tất cả các đối tượng được thụ hưởng trong hoạt động thiện nguyện.

B. Hoạt động thiện nguyện được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào.

C. Không cần xin phép chính quyền địa phương hoặc các tổ chức, cá nhân có quyền hạn.

D. Chỉ nên tham gia các hoạt động thiện nguyện khi đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

Câu 8 (0,5 điểm).  Đâu là một hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động?

A. Thực hiện Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”.

B. Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương.

C. Ghi lại các cảnh tượng thiên tai và thiệt hại tại các địa phương.

D. Xử phát những hành vi không ứng phó và gây mất an toàn khi có thiên tai.

Câu 9 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động phòng tránh thiên tai ở nước ta?

A. Hằng năm, đất nước ta chịu khá nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, mỗi cá nhân phải biết cách phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

B. Truyền thông về phòng chống thiên tai giúp mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với thiên tai.

C. Tuyên truyền phòng tránh thiên tai trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp quận/huyện, hệ thống đài truyền thanh cấp xã/phường; thông tin trên các bảng tin, nơi tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân.

D. Thự hiện các hoạt động phòng tránh thiên tai là nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển cộng đồng và xã hội.

B. Nắm được những khó khăn, vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thực hiện hoạt động thiện nguyện và cách khắc phục.

C. Có kỉ niệm đáng nhớ và bài học kinh nghiệm.

D. Xác định ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Câu 11 (0,5 điểm). Khi thực hiện sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương, em cần lưu ý điều gì?

A. Xác định mục đích sử dụng các tài liệu thu thập được.

B. Lược bớt thông tin trong tài liệu, trình bày ngắn gọn, xúc tích, không quá năm dòng.

C. Chủ yếu là các loại tài liệu: bài báo và đoạn phim ngắn.

D. Không cần thiết ghi rõ địa chỉ nguồn cung cấp thông tin về thiên tai.

Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những biện pháp địa phương sử dụng để phòng tránh thiên tai?

A. Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm.

B. Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

C. Trú tránh dưới gốc cây. Sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế.

D. Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày một số cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh theo gợi ý sau:

- Học sinh trung học cơ sở:……………………………………………………………………

- Người dân địa phương:………………………………………………………………………

- Chính quyền địa phương:……………………………………………………………………

- Cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương:……………………………………………………

Câu 2 (1,0 điểm). Ở địa phương em có loại thiên tai nào? Nêu một số biện pháp mà địa phương đã sử dụng để phòng tránh loại thiên tai đó.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HĐTN 8 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

B

D

A

B

C

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

A

B

D

A

A

C

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Trình bày một số cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh theo gợi ý sau:

- Học sinh trung học cơ sở: 

+ Không vứt rác bừa bãi.

+ Thu gom rác trên bãi biển.

+ Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây.

+ Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

+ Đi tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh.

+ Tố giác kẻ gian.

+…..

- Người dân địa phương:

+ Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan. 

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh. 

+…..

- Chính quyền địa phương:

+ Đầu tư, tu bổ, tôn tạo danh lam thắng cảnh. 

+ Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội.

+ Nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương:

+ Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan. 

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh. 

+ ………

 

0,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75 điểm

 

 

0,75 điểm

 

 

 

 

 

0,75 điểm

 

 

 

Câu 2

(1,0 điểm)

HS liên hệ thực, liên hệ ở địa phương nơi em sinh sống, nêu tên loại thiên tai và một số biện pháp mà địa phương đã sử dụng để phòng tránh loại thiên tai đó.

1,0 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HĐTN 8 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 6: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng

2

 

3

 

1

1

 

 

6

1

6,0

Chủ đề 7: 

Truyền thông phòng tránh thiên tai 

2

 

3

 

1

 

 

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

 

6

 

2

1

 

1

12

2

14

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HĐTN 8 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng

Nhận biết

- Nêu được việc làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh.

- Nêu được điều cần lưu ý khi thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện.

2

 

C1, C7

 

Thông hiểu

- Nêu được hoạt động không phù hợp với lứa tuổi để duy trì việc phát triển cộng đồng.

- Nêu được ý nghĩa của việc tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện.

- Nhận biết được tình huống thể hiện việc làm góp phần giáo dục truyền thống của địa phương.

3

 

C4, C5, C10

 

Vận dụng

Nhận biết được câu tục ngữ nào dưới đây nói về hoạt động thiện nguyện (sự chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ trước những hoàn cảnh bất hạnh).

1

 

C3

 

Vận dụng cao

Trình bày được một số cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

 

1

 

C1 (TL)

Truyền thông phòng tránh thiên tai

Nhận biết

- Nhận biết được biện pháp phòng, tránh bão sau khi xảy ra bão.

- Nêu được điều cần lưu ý khi thực hiện sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương.

2

 

C6, C11

 

Thông hiểu

- Gọi đúng tên loại hình thiên tai.

- Nêu được biện pháp không được dùng để phòng tránh thiên tai ở địa phương. 

- Tìm được ý không đúng khi nói về hoạt động phòng tránh thiên tai ở nước ta.

3

 

C2, C9, C12

 

Vận dụng

Nhận diện được hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.

1

 

C8

 

Vận dụng cao

Nêu được loại thiên tai ở địa phương và một số biện pháp mà địa phương đã sử dụng để phòng tránh loại thiên tai đó. 

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 CTST bản 1


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com