Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI 

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, danh lam thắng cảnh là gì?

  1. Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  2. Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  3. Là cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  4. Là địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

     Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?

  1. Là những nghề được mọi người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Là những nghề được mọi người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội .
  3. Là những nghề được nhiều người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 
  4. Là những nghề được nhiều người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

     Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại?

  1. Có trách nhiệm cao trong công việc.
  2. Chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, tự tin thể hiện bản thân. 
  3. Có khả năng làm việc nhóm.
  4. Thường xuyên tìm và chỉ ra những yếu điểm của đồng nghiệp. 

     Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, đặc trưng của nghề thợ cơ khí là gì? 

  1. Ghi chép, tiếp nhận thông tin, chuyển đổi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ khác.
  2. Điều tra, trấn áp, bảo vệ an ninh trật tự. 
  3. Lập trình, chỉnh sửa lỗi, thành thạo các kĩ năng máy tính.
  4. Lắp ráp, thử nghiệm, kiểm tra và sửa chữa động cơ. 

     Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, để nắm bắt được hứng thú nghề nghiệp cần làm gì?

  1. Tham gia các buổi tọa đàm, trò chuyện của các chuyên gia về nghề nghiệp để lắng nghe và thu thập các thông tin, trải nghiệm về nghề nghiệp mong muốn. 
  2. Tham gia các chương trình tổ chức cho học sinh tham quan các trường đại học, cao đẳng để tìm ra chuyên ngành định hướng cho nghề nghiệp yêu thích. 
  3. Tham gia các lớp hướng nghiệp của các trung tâm hướng nghiệp để tìm thấy công việc bản thân mong muốn. 
  4. Tham gia kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp để thu thập các kiến thức về nghề nghiệp bản thân đang quan tâm. 

     Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là môn học cần học để trở thành một bác sĩ?

  1. Toán học. 
  2. Hóa học.
  3. Văn học.  
  4. Sinh học.

     Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là một nghề thuộc nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến?

  1. Thiết kế, sản xuất, lắp đặt thang máy. 
  2. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
  3. Kĩ sư điều hành dây chuyền sản xuất.
  4. Kĩ thuật viên lắp đặt, sửa chữa các thiết bị nội thất. 

     Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra?

  1. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 
  2. Gia cố nhà cửa, chuồng/ trại gia súc, gia cầm.
  3. Sử dụng các thiết bị có sóng để gọi điện thông báo, liên hệ khi có sét.  
  4. Chuẩn bị sẵn túi thuốc, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch và các vật dụng cần thiết. 

     Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp?

  1. Chỉ có những người lao động trí óc mới nhận được sự tôn trọng của mọi người. 
  2. Người lao động của nghề nghiệp nào cũng đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
  3. Mỗi người lao động đều có những công việc có ích không giống nhau.
  4. Tôn trọng nghề nghiệp cũng chính là tôn trọng người lao động làm công việc đó. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách để rèn luyện năng lực tự học?

  1. Luôn hoàn thành bài tập trước khi tới lớp. 
  2. Nhờ bạn bè chép bài cho để làm việc khác.  
  3. Nhận ra những sai sót của bản thân. 
  4. Khắc phục những hạn chế của bản thân trong học tập.

     Câu 11 (0,5 điểm). Lan là người ngăn nắp, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động giao lưu, trải nghiệm cuộc sống. Theo em, Lan phù hợp với nhóm nghề nào?

  1. Nghề chuyên môn về sức khỏe. 
  2. Nghề hành chính. 
  3. Thông tin, truyền thông.
  4. Nghề môi trường. 

     Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?

  1. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.
  2. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai. 
  3. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.
  4. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Nhận diện và xử lí tình huống phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro trong các tình huống sau:

- Tình huống 1: Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết thông tin có một trận động đất sắp xảy ra sau vài tiếng nữa. 

 - Tình huống 2: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em ở cạnh sườn đồi có nguy cơ bị sạt lở cao. 

- Tình huống 3: Quê em đang trong mùa nước lũ, mực nước tại các sông suối dâng cao và chảy siết đem theo các cành cây từ đầu nguồn kéo về. Một số người dân đã ra bờ sông suối để thu lượm củi về đốt. 

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số công việc có trong nhóm nghề sau:

- Nhóm nghề xây dựng:

- Nhóm nghề thông tin – truyền thông. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Nhận diện và xử lí tình huống phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro trong các tình huống: 

- Tính huống 1: 

+ Nhận diện tình huống có động đất xảy ra trong thời gian ngắn sắp tới.  

+ Em sẽ nhanh chóng cùng gia đình làm theo các hướng dẫn của chính phủ để tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro. 

+ Em có thể cùng người thân di dời đến nơi an toàn không có động đất, hoặc những nơi kiên cố như trường học, căn cứ quân sự,...

+ Em có thể trang bị cho mình một số dụng cụ như đèn pin, lương khô, đồ ăn nhanh. 

+ Cùng gia đình cất và bảo quản những đồ vật, tài sản có giá trị hoặc mang theo đến nơi an toàn nếu có thể. 

+ Thường xuyên nghe các bản tin về trận động đất để nắm bắt được tình hình nhằm phản ứng kịp thời.

+ Thực hiện các động tác cần làm nếu động đất đột ngột xảy ra  như: chui xuống gầm bàn, gầm giường, tránh xa đèn, quạt trần,...

- Tình huống 2: 

+ Em cần thông báo ngay cho người thân về tình trạng nguy hiểm.

+ Em có thể nhờ một số người dân ở vùng an toàn cho gia đình mình tránh trú tạm.  

+ Làm biển thông báo nguy hiểm để cảnh báo người dân tránh xa khu vực nhà em.

+ Em có thể liên hệ với cơ quan chức năng để nhận được sự giúp đỡ.

- Tình huống 3: 

+ Em cần nhận diện tình huống có thể xảy ra nguy hiểm tính mạng khi người dân đi vớt cành cây.

+ Em có thể tuyên truyền, thông báo với mọi người mức độ nguy hiểm của hành vi đó. 

+ Em có thể lập tức báo cáo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để trường hợp xấu xảy ra.

+ Em có thể làm dấu hiệu cảnh báo để cảnh báo người dân khi có ý định đi nhặt củi trên sông suối.

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Nhóm nghề xây dựng:

+ Kiến trúc sư.

+ Thợ sơn bả tường.

+ Kĩ thuật viên lắp đặt, sửa chữa các thiết bị nội thất.

+ Thợ mộc. 

+ Kĩ sư, thợ lắp điện nước.

+ Thợ xây. 

- Nhóm nghề thông tin – truyền thông.

+ Nhà báo.

+ Biên tập viên đài phát thanh và truyền hình.

+ Phát thanh viên đài tiếng nói.

+ Thiết kế đồ họa, quảng cáo.

+ Kĩ thuật quay phim.

+ Dẫn chương trình. 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

1

0

1

0

0

1

0

0

2

1

4,0

  

Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp

2

0

1

0

1

0

0

1

4

1

3,0

  

Chủ đề 9: Hiểu bản thân – chọn đúng nghề

1

0

4

0

1

0

0

0

6

0

3,0 

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 7

2

1

  
Em với thiên nhiên và môi trườngNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của danh lam thắng cảnh. 

1

 

C1

 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra.

1

 

C8

 

 
Vận dụng

Nhận diện và xử lí tình huống phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro trong các tình huống.

 

1

 

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 8

4

1

  
Khám phá thế giới nghề nghiệpNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của nghề nghiệp phổ biến.

- Nhận diện được những đặc trưng của nghề thợ cơ khí.

2

 

C2

C4 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là một nghề thuộc nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến.

1

 

C7 

 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách nhận xét tính cách, sở trường để định hướng nghề nghiệp phù hợp. 

1

 

C11

 
Vận dụng cao

Nêu một số công việc có trong nhóm nghề xây dựng và thông tin – truyền thông.

 

1

 

C2 (TL)

Chủ đề 9

6

0

  
Hiểu bản thân – chọn đúng nghềNhận biết

- Nhận diện được việc cần làm để nắm bắt được hứng thú nghề nghiệp.

1

 

C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không không phải là phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.

- Nhận diện được ý không  phải là môn học cần học để trở thành một bác sĩ.

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.

- Nhận diện được ý không phải cách để rèn luyện năng lực tự học.

4

 

C3

C6

C9

C10

 
Vận dụng

- Nhận diện được lí do cần hướng nghiệp. 

1

 

C12

 
Vận dụng cao     
Tìm kiếm google: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com