- Phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt:
- Kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc: văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn 1 000 năm Bắc thuộc. Những di sản và truyền thống của vă minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt. Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ bước đầu. Năm 938, sau chiến thắng chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ, góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
- Cơ sở quan trọng nhất là kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Nền văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ những truyền thống sản xuất chiến đấu của tổ tiên, được kế thừa những di sản văn hoá, văn minh hoá của thời kì Văn Lang - Âu Lạc và của hàng nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc. Vì vậy nó càng có điều kiện phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước hoà bình.