Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian
3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Đọc thông tin và quan sát Hình 14.4, hãy:
- Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.
- Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.
Câu trả lời:
- Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.
- Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt:
- Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một nghìn năm lịch sử, là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.
- Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một nghìn năm lịch sử, là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.
- Tất cả các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hệ thống di tích cực kỳ phong phú, đa dạng, các loại di vật với số lượng khổng lồ của kinh đô Thăng Long. Các di tích này đã làm rõ hơn dấu tích của kinh đô Thăng Long với cấu trúc cơ bản gồm 3 vòng thành bao bọc lẫn nhau (Tam trùng thành quách) gồm Đại La thành, Hoàng thành và Cấm thành mà tâm điểm là nền Chính điện Kính thiên thời Lê được xây dựng trên cơ sở nền điện Thiên Ân thời Lý – Trần, và nền điện Càn Nguyên thời Lý.
- Khu di sản Hoàng thành Thăng Long với các di tích kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị… đã thể hiện sự giao lưu tiếp xúc các tư tưởng Phật Giáo, Nho giáo, Lão giáo, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản trên cơ tầng của nền văn hóa bản địa Việt Nam được chắt lọc, hòa quyện và biến đổi tạo nên một nền văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam qua suốt hàng nghìn năm lịch sử, là sự chứng minh nổi bật cho sự tiến hóa của một nền văn minh thuộc châu Á của người Việt được hình thành tại vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ từ thế kỷ thứ VII được tiếp nối thế kỷ XIX – XX.
- Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích của một trung tâm quyền lực chính trị địa phương (thế kỷ VII – IX), trở thành một trung tâm quyền lực trung ương Đại Việt từ thế kỷ XI. Đó cũng là trung tâm quyền lực của các vương triều Việt Nam cai trị lâu dài qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam nối tiếp đến ngày nay.