Khu vực Đông Nam Á rộng khoảng 4,5 triệu km2, gồm hai phần: phần đất liền mang tên bán đảo Trung Á và phần hải đảo được gọi là quần đảo Mã Lai.
- Địa hình: Phần đất liền có các dải núi cao trung binh hướng bắc – nam và tây bị bắc – đông nam, xen kẽ là các thung lũng sông cắt xẻ sâu, làm cho địa hình chia cắt mạnh. Đồng bằng phủ sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông. Phần hải đảo có nhiều đồi húi, ít đồng bằng. Đây là khu vực có nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
- Khí hậu: Phần đất liền có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm gây mưa nhiều. Vào mùa đông có gió đông bắc khô, lạnh. Phần hải đảo có khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều. Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Sông ngòi: Mạng lưới sông ở Đông Nam Á tương đối dày. Các sông chính là: Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-đi, sông Hồng,...
- Cảnh quan: Rừng ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới với thành phần loài hết sức phong phú. Những nước còn nhiều rừng là: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Lào.
- Khoáng sản: Các khoáng sản quan trọng là: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, thiếc, đồng,...