Dựa vào công thức (2), hãy tính hoá trị của nguyên tố: N trong phân tử NH3...

11. Dựa vào công thức (2), hãy tính hoá trị của nguyên tố:

a) N trong phân tử NH3.

b) S trong phân tử SO2, SO3.

c) P trong phân tử P2O5.

Luyện tập: Dựa vào Ví dụ 8,9 và các bảng hoá trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định công thức hoá học các hợp chất tạo bơi:

a) potassium và sulfate.

b) aluminium và carbonate.

c) magnesium và nitrate.

Câu trả lời:

11. Áp dụng công thứ (2), ta có:

  • Hoá trị của nguyên tố N trong phân tử NH3 là: a . 1 = 1 . 3 => a = 3 = III.
  • Hoá trị của nguyên tố S trong phân tử SO2 là: a . 1 = 2 . 2 => a = 4 = IV.
  • Hoá trị của nguyên tố S trong phân tử SO3 là: a . 1 = 2 . 3 => a = 6 = VI.
  • Hoá trị của nguyên tố P trong phân tử P2O5 là: a . 2 = 2 . 5 => a = 5 = V.

Luyện tập: Công thức hoá học của các hợp chất:

a) Gọi công thức hoá học chung là Kx(SO4)y.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . I = y . II => $\frac{x}{y}$ = $\frac{II}{I}$ = 2 => x = 2, y = 1

=> Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi potassium và sulfate: K2SO4.

b) Gọi công thức hoá học chung là Alx(CO3)y.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . III = y . II => $\frac{x}{y}$ = $\frac{II}{III}$  => x = 2, y = 3

=> Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi aluminium và carbonate: Al2(CO3)3.

c) Gọi công thức hoá học chung là Mgx(NO3)y.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . II = y . I => $\frac{x}{y}$ = $\frac{I}{II}$ => x = 1, y = 2

=> Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi magnesium và nitrate: Mg(NO3)2.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net