Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy nêu khái niệm thuỷ quyền.

Hình thành kiến thức mới:

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy nêu khái niệm thuỷ quyền.

Câu 2. Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Câu 4. Đọc thông tin trong mục c, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết.

Câu 5. Đọc thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước ngầm.

Câu 6. Dựa vào thông tin trong mục e, hãy nêu các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt.

Câu trả lời:

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy nêu khái niệm thuỷ quyền.

  • Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đât đá, trong khí quyên và cả trong cơ thê sinh vật.

Câu 2. Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

  • Sông được cấp nước từ hai nguồn chính: nước ngằm là nguồn cấp ít biến động, có vai trò điều tiết nước trong năm; nước trên mặt (nước mưa, nước băng tuyết tan) là nguồn cấp có biến động rõ rệt theo mùa. Chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hay băng tuyết tan.
  • Tuỳ thuộc vào số lượng nguồn cấp mà chế độ nước sông là phức tạp (trong năm có nhiều mùa lũ, cạn xen kẽ) hay đơn giản (mỗi năm có một mùa lũ và một mùa cạn).

Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

- Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu.

- Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu.

- Hỗ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng. Hồ dạng này thường nông, có dạng cong, như Hồ Tây (Hà Nội).

- Hồ băng hà: Trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào lõm mặt đắt bên dưới. Về sau, khi sông băng không còn, các hồ lõm trở thành lòng hồ, như hệ thống Ngũ Hồ (ở biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

— Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khác nhau như hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi, hồ cảnh quan....

Câu 4. Đọc thông tin trong mục c, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết.

  • Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp là tuyết. Nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nén thành băng. Sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi độ dày đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thẻ tự dịch chuyên từ vài cm đến 30 m/ngày, tạo thành sông băng. Sông băng có quy mô rất lớn so với sông bình thường, là một trong các nhân tố thành tạo, biến đổi địa hình những nơi nó di chuyển qua.

Câu 5. Đọc thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước ngầm.

  • Nước ngầm tổn tại ở dưới bề mặt đất. Nước ngầm do nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thắm xuống.
  • Mực nước ngằm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng), khả năng thắm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật. Tại các vùng âm ướt, đất đá dễ thắm hút, nước ngầm dổi dào và nằm khá nông, thậm chí sát mặt đất. Tại các vùng khô hạn, nước ngàm có thể nằm dưới sâu vải chục hay hàng trăm mét.
  • Trong nước ngằm có hàm lượng các chất khoáng nhất định. Thành phần và hàm lượng các chất khoáng thay đổi tuỳ khu vực, phụ thuộc vào tính chất đất đá.

Câu 6. Dựa vào thông tin trong mục e, hãy nêu các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt.

- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phi.

-  Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com