Dựa vào thông tin trong mục 1 và bảng 19, hãy trình bày đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.

Hình thành kiến thức mới:

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1 và bảng 19, hãy trình bày đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.

Câu 2. Dựa vào thông tin trong mục a, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên.

Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số cơ học.

Câu 4. Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày khái niệm về gia tăng dân số thực tế.

Câu 5. Dựa vào thông tin trong mục d, hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.

Câu 6. Đọc thông tin trong mục a, hãy trình bày cơ cầu dân số theo giới tính và cơ cầu dân số theo tuổi.

Câu 7. Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong mục b, hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá và cơ cấu dân số theo lao động.

Câu trả lời:

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1 và báng 19, hãy trình bày đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.

  • Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rắt nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã tăng chậm lại. Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người. Tuy nhiên, ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

Câu 2. Dựa vào thông tin trong mục a, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên.

  • Gia tăng tự nhiên là sự gia tăng trong dân số sinh tự nhiên, hoặc bắt nguồn từ tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử thấp, hay tổng hợp cả hai yếu tố. 

Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số cơ học.

  • Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư, còn ở các nước đang phát triển tỉ suất xuất cư thường lớn hơn tỉ suất nhập cư.
  • Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia.

Câu 4. Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày khái niệm về gia tăng dân số thực tế.

  • Gia tăng dân số thực tế là tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học (đơn vị tinh là %). Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.

Câu 5. Dựa vào thông tin trong mục d, hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.

Câu 6. Đọc thông tin trong mục a, hãy trình bày cơ cầu dân số theo giới tính và cơ cầu dân số theo tuổi.

Cơ cầu dân số theo giới tính:

  • Cơ cầu dân số theo giới tính biểu thị bằng tỉ lệ giới tÍnh (TỈ lệ nam và nữ trong tổng số dân) hoặc tỉ số giới tính (100 nữ thì tương ứng có bao nhiêu nam).
  • Cơ cầu dân số theo giới tính thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, các khu vực, phụ thuộc vào tinh trạng chiến tranh, tỉnh hình phát triền kinh tê, quan niệm xã hội....
  • Cơ cấu dân số theo giới tính tác động tới phân bó sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,...

Cơ cấu dân số theo tuổi

  • Cơ cấu dân số theo tuổi biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân. Các nhóm tuổi có thể được phân theo khoảng cách đều nhau như: 0 - 4 tuổi, 5 - 9 tuổi, 10 - 14 tuổi,... hoặc không đều nhau như: 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuôi, 65 tuổi trở lên.
  • Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

Câu 7. Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong mục b, hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá và cơ cấu dân số theo lao động.

 Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

  • Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư; thường thể hiện qua tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,...
  • Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.

Cơ cấu dân số theo lao động

  • Cơ cấu dân số theo lao động là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội. Có thể phân chia nguồn lao động thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế (người có việc làm ổn định hoặc tạm thời, người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm) và dân số không hoạt động kinh tế (học sinh, sinh viên, người nội trợ,...) hoặc phân chia số lao động hoạt động trong ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: công nghiệp và xây dựng; dịch vụ).

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com