Dựa vào thông tin trong mục 2 và các hình 6.3, 6.4, hãy mô tả kết quả khi các mảng kiến tạo xô vào nhau và tách xa nhau.

Luyện tập

Câu 1. Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:

- Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyền.

- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyền.

Câu 2. Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các mảng kiến tạo của Trái Đất.

Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

Câu trả lời:

Câu 1. Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:

- Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyền.

  • Thạch quyền gồm vỏ Trái Đắt và phần cứng mỏng phía trên của manti. Thạch quyển có độ dày khoảng 100 km, được câu tạo bởi các loại đá khác nhau.
  • Ranh giới bên dưới của thạch quyền tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti, nên các mảng kiên tạo có thể di chuyển, trượt trên đó.

- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyền.

  • Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. 

  • Lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. 

Câu 2. Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các mảng kiến tạo của Trái Đất.

  • Mảng Bắc Mỹ
  • Mảng Âu - Á
  • Mảng Thái Bình Dương
  • Mảng Na - xca
  • Mảng Nam Mỹ
  • Mảng Phi
  • Mảng Nam Cực
  • Mảng Ấn Độ - Ô xtrây - li - a
  • Mảng Phi lip pin

Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

  • Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn ép, uốn nếp như trường hợp hình thành dãy Hi-ma-lay-a do hai mảng Ấn Độ — Ô-xtrây-li-a và Âu — Á xô vào nhau. Ở đó, vỏ lục địa bị nén ép mạnh và có sự hút chìm của vỏ lục địa dưới vỏ lục địa, làm hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.
  • Khi một mảng đại dương (như mảng Na-xca) xô húc với một mảng lục địa (như mảng Nam Mỹ), do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm dưới vỏ lục địa tạo thành vực biển sâu (vực biển Pê-ru - Chi-lê) và dãy núi cao lục địa (dãy An-đét).
  • Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi năm dọc theo vệt nứt, kèm theo hiện tượng động đât hoặc núi lửa, như ở sông núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com