Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

a. Ứng cử là nghĩa vụ của mỗi công dân. 

b. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. 

c. Người ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. 

d. Người đã chấp hành xong bản án hình sự của Tòa án tuy đã được xoá án tích nhưng vẫn không có quyền ứng cử.

Câu trả lời:

a. Không đồng tình. Ứng cử không phải là nghĩa vụ của mỗi công dân. Đó là quyền của công dân thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

b. Đồng tình. Học sinh cũng là công dân và được giáo dục về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bầu cử và ứng cử. Họ có trách nhiệm tuân thủ pháp luật và tham gia vào quá trình dân chủ khi đủ tuổi.

c. Không đồng tình. Theo khoản 4 điều 69 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân được thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu trưng cầu ý dân và thực hiện việc bỏ phiếu.

d. Không đồng tình. Người đã chấp hành xong bản án hình sự của Tòa án đã được xoá án tích vẫn có quyền ứng cử

Xem thêm các môn học

Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NẰNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com