Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Bài tập 4. Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Trường hợp 1. 

Ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 – 2026, đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là Ngày hội của toàn dân. Bạn T (sinh ngày 14/5/2004) là học sinh của một trường Trung học phổ thông trên địa bàn, bạn muốn cùng gia đình tham gia bầu cử để chọn người tài đóng góp cho đất nước. 

- Theo em, bạn T có đủ tuổi để được ghi tên vào danh sách cử tri hay không? Vì sao? 

- Theo em, học sinh cần làm gì để phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử?

Trường hợp 2. 

Tại một điểm bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông M là cán bộ hưu trí đã nhờ và được anh A kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà chị H vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. 

- Em có nhận xét gì về hành vi của ông M và anh A

- Ông M và anh A cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào? 

Trường hợp 3. 

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị gãy tay nên đã nhờ anh N giúp mình viết phiếu bầu rồi bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng anh N đã từ chối. Thấy vậy, chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H đã ngỏ lời và được anh T đồng ý sửa lại phiếu bầu của anh theo mong muốn của chị H, rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. 

Những nhân vật nào vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? Vì sao?

Câu trả lời:

Trường hợp 1:

Bạn T sinh ngày 14/5/2004, tính đến ngày bầu cử bạn T chỉ mới 17 tuổi. Bạn T không đủ tuổi để ghi tên vào danh sách cử tri, vì công dân đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử.

Để phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử, học sinh cần:

  • Nắm vững kiến thức về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Tuyên truyền vận động những người khác chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Trường hợp 2:

Hành vi của ông M và anh A vi phạm quy tắc bỏ phiếu kín, vì thông tin trong phiếu bầu cần được bảo mật và không được tiết lộ cho người khác.

Ông M và anh A cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử Bỏ phiếu kín.

Trường hợp 3:

Chị H và anh T đã vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín.  Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Tuy nhiên, chị H đã biết anh T bầu cho ai và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của anh T, khiến anh T thay đổi phiếu bầu.

Xem thêm các môn học

Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NẰNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com